Cách phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Thời tiết thay đổi thất thường, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm,…là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy bệnh không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Vậy cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả là gì?
- Bí quyết phòng bệnh viêm mũi dị ứng khi giao mùa.
- Món ăn tốt cho người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.
Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng sẽ gây cho người bệnh luôn bị hắt hơi hàng tràng, mắt có biểu hiện đỏ và ngứa, chảy nước mũi giàn giụa, ngạt mũi và khô họng.
Người bị viêm mũi còn có thể bị sốt, số cơn sốt tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tình thì xuất hiện nghẹt mũi, kèm theo hiện tượng nhức đầu, ù tai. Bệnh viêm mũi kéo dài có thể gây loạn khứu giác hoặc bị ngủ ngáy.
Viêm mũi dị ứng nếu không được sớm điều trị thì có thể dẫn đến viêm xoang, viêm tai giữa, polyp trong mũi,…Do vậy khi có những dấu hiệu mắc bệnh viêm mũi dị ứng người bệnh cần đến ngay cơ sở Y tế khám chữa bệnh chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Cách phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu là do các tác nhân như bụi bẩn, hóa chất,…vì vậy mà mọi người cần lưu ý những biện pháp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng sau:
- Vệ sinh mũi thường xuyên: rửa mũi bằng nước muối hoặc dung dịch nước muối có tác dụng kháng viêm, làm sạch và giúp loại bỏ những vi khuẩn xâm nhập vào trong mũi,…giúp bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng tốt.
- Vệ sinh cá nhân: vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trươc khi ăn, sau khi đi vệ sịnh, ra môi trường mụi bẩn,…sẽ giúp bạn ngăn chặn được những vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Vệ sinh môi trường sống, làm việc: việc vệ sinh môi trường sống, nơi làm việc sạch sẽ giúp bạn có thể loại bỏ mọi tác nhân gây bệnh, vi khuẩn từ môi trường xung quanh có thể xâm nhập vào cơ thể.
- Không nên nuôi thú có lông trong nhà để tránh những lông thú rơi rụng bay trong không khí là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, nhất là ảnh hưởng tới trẻ em. Và hạn chế trồng nhiều hoa xung quanh nhà vì phấn hoa cũng là tác nhân gây dị ứng.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh những tác nhân từ ô nhiễm môi trường, khói, bụi, hóa chất,…Đặc biệt với những nghề nghiệp tiếp xúc với môi trường bụi bẩn nhiều.
- Bổ sung nhiều các dưỡng chất giúp cho cơ thể có đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chống chọi với các vi khuẩn gây bệnh. Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như: vitamin A,C, thực phẩm giàu omega 3, thực phẩm giàu kẽm, rau, củ,…và tránh các thực phẩm dễ dị ứng như: tôm, cua,…
Hiện nay, hầu hết những người bị mắc viêm mũi dị ứng đều không cần phẫu thuật mà chỉ cần dùng thuốc để điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh có chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Hiền – Ytevietnam.edu.vn