Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh phòng chống bệnh viêm mũi mùa đông
Mùa đông đến là lúc trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh rất dễ bị sổ mũi viêm mũi… Vì vậy để bảo vệ khoang mũi, phòng chống bệnh tật cách tốt nhất các mẹ cần biết cách rửa mũi cho trẻ để giúp bé dễ chịu hơn, loại bỏ dịch nhày, rỉ mũi và vi khuẩn gây bệnh.
- Trị dứt điểm viêm mũi bằng thuốc đông y
- Mách bạn kinh nghiệm dân gian chữa viêm mũi đơn giản
- Cách phòng ngừa viêm mũi cho trẻ khi thời tiết thay đổi
Các dụng cụ cần chuẩn bị
Để có thể rửa mũi cho trẻ mỗi ngày mẹ và bé cần chuẩn bị: Nước muối sinh lý (Chọn loại bình nước muối sinh lý có đầu tròn không phải cắt đầu để tránh gây tổn thương niêm mạc trẻ), khăn xô mềm, sạch, miếng lót chống thấm.
Khi rửa mũi cho trẻ tuy rất đơn giản nhưng mẹ cúng cần rất cẩn thận và làm lần lượt theo các bước dưới đây.
Cách rửa mũi cho trẻ bước 1
Đầu tiên bạn trải miếng lót chống thấm lên giường hoặc bàn. Đặt bé nằm nghiên, đặt một bàn tay lên đầu bé giữ nhẹ để bé không cựa đầu quá nhiều làm tổn thương trong quá trình rửa mũi. (Thông thường khi mới rửa mũi bé sẽ khóc và dãy dụa). Tiếp tục lót một miếng khăn xô dưới cổ của bé để nước nếu chảy ra sẽ thấm vào đó.
Nếu bé đang có bệnh lý ngạt mũi nhẹ, dịch mũi lỏng thì có nên rửa càng sớm càng tốt. Nếu trẻ có dịch mũi đặc, có rỉ mũi, trước khi rửa mũi, mẹ bé nên nhỏ 2 – 3 giọt nước mũi sinh lý vào mũi chờ khoảng 1 phút cho nước ngấm, rỉ mũi mềm da nhẹ nhàng lấy tăm bông lấy ra.
Rửa mũi cho trẻ bước 2
Tiếp tục đặt lọ nước mũi sinh lý đầu tròn vào lỗ mũi trẻ, bóp nhanh nhưng cũng không quá mạnh để nước muối sinh lý từ từ chảy vào trong và chảy ra ở mũi bên kia. Lúc này gỉ mũi còn bám sẽ cuốn theo nước muối sinh lý chảy ra phía bên kia.
Sau khi rửa mũi cho trẻ các mẹ có thể dùng đèn pin kiểm tra xem mũi bé còn nhiều dịch không, nếu còn có thể tiếp tục xịt thêm một lần nữa cho sạch hẳn.
Rửa mũi cho bé xong, các mẹ nhẹ nhàng lấy khăn sạch lau mũi, miệng bé rồi vỗ về bé vài phút rồi tiếp tục cho bé quay sang bên kia để rửa mũi bên này, các làm tương tự như trên.
Trong trường hợp dịch mũi quá đặc không trôi ra theo nước mẹ có thể dụng cụ hút mũi để lấy dịch mũi cho bé. Nhưng cũng không nên lạm dụng chúng bởi có thể gây tổn thương niêm mạc của bé.
Những lưu ý khi rửa mũi cho bé
Trước khi rửa mũi cho bé, mẹ cần rửa tay sạch với xà phòng để vi khuẩn từ tay mẹ không xâm nhập vào mũi của bé. Bạn cần kiểm tra nước muối sinh lý để đảm bảo chúng còn hạn sử dụng chưa bị đổi màu.
Khi rửa mũi cho bé cũng không nên xịt quá mạnh tay, cũng không nên dùng xi lanh để rửa mũi vì chúng có thể gây áp lực cho niêm mạc mũi của bé. Hiện nay đã có những dụng cụ rửa mũi với đầu tròn và an toàn cho bé.
Khi rửa mũi nếu bé gãy dụa và khóc nhiều quá cụng không nên cố gắng thực hiện việc rửa mũi tránh bé bị sặc, hãy nhẹ nhàng dỗ dành bé để bé chơi quên đi rồi tiếp tụ thử rửa mũi cho bé.
Thời điểm rửa mũi cho bé tốt nhất là trước khi ăn và còn thức. Không nên rửa cho bé quá nhiều chỉ nên rửa 2 – 3 lần/ ngày nhất là lúc bé có dấu hiệu viêm mũi.
Việc rửa mũi sẽ giúp bé loại bỏ những bụi bẩn cũng như dịch mũi giúp bé dễ chịu hơn phòng tránh viêm mũi cho trẻ hiệu quả nhất là vào mùa đông.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn