Cách sơ cứu trẻ bị bỏng hiệu quả cha mẹ cần phải biết
Bỏng ở trẻ em là một dạng bệnh lý học nguy hiểm do da của trẻ còn mỏng và non nớt. Các bác sĩ đã chỉ ra chỉ cần 5 giây ngâm trong nước nóng 60 độ cũng có thể làm cho trẻ bị bỏng độ 3, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ sơ cấp cứu cho bé khi bị bỏng.
- Nhận diện 4 nguyên nhân gây bỏng chủ yếu hiện nay.
- Làm thế nào để xử lý bỏng nước sôi hiệu quả nhất?
Sơ cứu trẻ bị bỏng
Khi phát hiện trẻ bị bỏng, ngay lập tức phụ huynh cần sơ cứu cho trẻ theo các cách xử lý khi trẻ bị bỏng như sau:
- Tách trẻ ra khỏi tác hại của nguồn nhiệt. Ngay cả khi trẻ không còn tiếp xúc với nguồn nhiệt, thì nhiệt độ tích tụ ở vết bỏng vẫn gây tổn thương cho vùng da non nớt của bé. Do đó để trị bỏng cho trẻ hiệu quả, cha mẹ cần nhanh chóng chặn đứng tác hại của nhiệt với bé.
- Ngâm vùng bỏng vào nước mát, sạch, dựa vào độ sâu của vết bỏng ở trẻ để quyết định đưa bé đi viện hay chữa bỏng cho trẻ tại nhà. Việc ngâm vết thương vào nước mát kịp thời là cách xử lý khi trẻ bị bỏng nhanh nhất để tránh viêm nhiễm, giảm sưng đỏ, đau rát và hạn chế độ sâu của vết thương.
- Cởi bỏ phần quần áo ở vùng da bị bỏng của trẻ để tránh việc vải quần áo dính vào vết thương. Tuy nhiên trong trường hợp bỏng nặng, vết thương nặng cha mẹ không nên lột bỏ quần áo của trẻ, lưu ý nữa là không cởi quần áo qua đầu có thể khiến vết thương ảnh hưởng đến vùng mặt của bé khiến tình trạng bỏng ở trẻ em trở nên nguy hiểm hơn.
- Dùng khăn thấm nước mát rồi đắp vào vết thương, khoảng vài phút lại thay khăn một lần. Tuy nhiên chỉ nên dùng khăn sạch, không có lông tơ để xử lý vết thương tránh bị nhiễm trùng cho trẻ.
- Trấn an trẻ khỏi sợ hãi. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng thuốc giảm đau paracetamol. Không sử dụng các phương pháp trị bỏng truyền miệng như lòng trắng trứng, kem đánh răng, nước mắm… có thể khiến tổn thương do bỏng nặng thêm.
Đánh giá bỏng theo từng cấp độ
Dựa vào các biểu hiện của vết bỏng, cha mẹ có thể đánh giá bỏng ở trẻ bị bỏng ở mức độ nào, từ đó có cách xử lý khi trẻ bị bỏng hiệu quả.
Bỏng độ 1:
- Da đỏ, không xuất hiện phỏng nước.
- Vết thương chỉ ảnh hưởng ở vùng da nông nhất của cơ thể.
- Vết bỏng có khả năng lành nhanh chóng, khi lành không để lại sẹo.
Bỏng độ 2
- Vùng da bị tổn thương khi bỏng độ 2 sâu hơn, gây cảm giác đau đớn nhiều hơn.
- Phần chân bì của da vẫn còn, do đó vết thương do bỏng độ 2 có thể tái tạo được.
- Trừ trường hợp vùng da bị bỏng quá rộng, ngoài ra hầu như sẽ không để lại sẹo nếu áp dụng cách chữa bỏng ở trẻ hiệu quả.
Bỏng độ 3:
- Đây là mức độ bỏng nặng nhất để trẻ. Nếu bị bỏng ở mức độ 3, toàn bộ bề dày của da bị hủy hoại, phần trên cùng của da bị phá hủy, không có vết rộp.
- Vùng da bị bỏng ở trẻ có màu cháy xém hoặc màu trắng, thậm chí vết bỏng có thể ăn sâu vào xương và cơ.
- Ngay cả khi có cách điều trị bỏng ở trẻ đúng, thì bỏng cấp độ 3 vẫn có khả năng để lại sẹo.
Trong trường hợp bị bỏng ở một phần cơ thể (lưng, ngực, bụng, chân tay…), phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để tránh hiện tượng mất nước, nhiễm trùng và đau đớn cho trẻ. Thông thường, bỏng độ 2 trở lên và các trường hợp bỏng ở mặt, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị thay vì tự sơ cứu bỏng cho trẻ ở nhà.
Trên đây là những hướng dẫn sơ cứu bỏng trẻ bị bỏng hiệu quả mà cha mẹ cần biết để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con mình. Không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ thể, bỏng có thể làm mất đi tính thẩm mỹ của trẻ. Do đó, điều trị bỏng ở trẻ sớm là cách để cha mẹ giúp bé ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu mà bỏng có thể gây nên.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn