Cái chết rình rập khi sống trong môi trường ô nhiễm

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tật ngày càng nhiều và số lượng người chết ngày càng tăng – đó là hậu quả tất yếu do ô nhiễm môi trường.

o-nhiem-moi-truong
Ô nhiễm không khí gây nguy hiểm tính mạng con người

Ô nhiễm không khí gây bệnh đường hô hấp mạn tính. Do đó, đưa ra chiến lược để cải thiện môi trường và ngăn ngừa bệnh tật là vấn đề cấp thiết.

Các nguyên nhân chính dẫn đến tử vong có liên quan tới môi trường

Dựa vào số liệu của hơn 100 bệnh và chấn thương, tổ chức y tế thế giới (WHO đã thống kê những trường hợp tử vong liên quan tới môi trường và hầu hết đều do các bệnh về tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim:

  • Đột quỵ – 2.5 triệu người chết mỗi năm.
  • Nhồi máu cơ tim – 2.3 triệu người chết mỗi năm.
  • Các chấn thương không chủ ý (tại nạn giao thông) – 1.7 triệu người chết mỗi năm.
  • Ung thư – 1.7 triệu người chết mỗi năm.
  • Các bệnh hô hấp mạn tính – 1.4 triệu người chết mỗi năm.
  • Tiêu chảy – 846 000 người chết mỗi năm.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp – 567 000 người chết mỗi năm.
  • Trẻ sơ sinh – 270 000 trẻ chết mỗi năm
  • Bệnh sốt rét – 259 000 người chết mỗi năm.
  • Chấn thương có chủ ý (dùng thuốc độc) -246 000 cái chết mỗi năm.
tom-ca-chet-do-o-nhiem
Các bệnh nguy hiểm gây ra bởi ô nhiễm môi trường

Chiến lược để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và tử vong do môi trường ô nhiễm

  • Sử dụng năng lượng sạch để giảm thiểu khói bụi
  • Chiến lược để cải thiện môi trường và ngăn ngừa bệnh tật: sử dụng công nghệ và nhiên liệu sạch trong nấu ăn, nhiệt và ánh sáng có thể giảm nhiễm trùng và các bệnh hô hấp mạn tính, các bệnh tim mạch và bỏng. Cải thiện nguồn nước sạch, điều kiện vệ sinh và rửa tay sạch có thể giảm thiểu các bệnh tiêu chảy.
  • Luật không khói thuốc lá được áp dụng để giảm thiểu hút thuốc lá và giảm các bệnh tim mạch, nhiễm trùng đường hô hấp. Cải thiện giao thông và quy hoạch đô thị, xây dựng nhà ở tiết kiệm năng lượng giúp giảm các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí và tăng cường việc tập thể dục.
  • Các thành phố trên thế giới thi hành các giải pháp này hiệu quả như: Curitiba, Brazil đã đầu tư nhiều vào việc nâng cấp các khu nhà ổ chuột, tái sử dụng rác thải và áp dụng hệ thống “xe bus nhanh” tích hợp với không gian xanh và đường dành cho người đi bộ, đi xe đạp. Mặc dù, dân số tăng gấp 5 lần trong vòng 50 năm nhưng mức độ ô nhiễm không khí thấp hơn nhiều so với các thành phố ở các nước phát triển khác và tuổi thọ trung bình cao hơn 2 tuổi so với trung bình cả nước.
bao-ve-moi-truong-cap-bach
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cấp bách
  • Thông qua chương trình nước sạch của WHO đã xác định được vị trí và các mối nguy hại cho an toàn nước sạch như ở Amarapuri, Nepal việc đi vệ sinh ngoài trời là yếu tố rủi ro gây nhiều bệnh khác nhau. Sau đó, ngôi làng đã được chính quyền xây nhà vệ sinh cho mỗi gia đình.
  • Hiện nay, WHO đang làm việc với các quốc gia để hành động vì sự ô nhiễm không khí trong và ngoài môi trường sống. Dự kiến tại cuộc họp vào tháng 5, WHO sẽ trình bày lộ trình để cải thiện các hoạt động toàn cầu của ngành y tế về vấn đề làm giảm các tác động tới sức khỏe do ô nhiễm không khí.

Lê Thị Kim Hòa – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới