Huyết khối tĩnh mạch sâu không phải chỉ gặp ở những người đang mang thai mà ở cả những người không mang thai cũng bị. Đây là một biến chứng nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai, nó có thể di chuyển lên những cơ quan, quan trọng trong cơ thể khiến thiếu oxy làm ngừng hoạt động trong cơ thể.
- Rò rỉ nước ối trong thai kỳ – mẹ bầu nên biết để phòng tránh
- Tiểu đường trong thai kỳ và những điều mẹ cần biết
- Cảm cúm trong thai kỳ có thể khiến bé bị dị tật
Huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những tình trạng có thể gặp bất cứ lúc nào trong thai kỳ, song thường gặp nhất ở giai đoạn cuối thai kỳ.
Huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ là hiện tượng đông máu, thường xuất phát ở các tĩnh mạch sâu ở phía dưới chân và gây nên những hậu quả rất nguy hiểm.
Khi máu lưu thông trong khu vực chân mà khi gặp áp lực từ trên bụng đè nặng xuống thì sẽ khiến quá trình tuần hoàn máu phức tạp hơn so với bình thường, dẫn đến hình thành các khối máu đông.
Ở giai đoạn đầu, hiện tượng này phát sinh rất nhanh gây đau chân, đau bắp đùi ở mẹ bầu, và có thể gây lạnh chân. Nhìn trên chân thường xuất hiện những vết xanh nhạt, nóng và sưng to, các mạch máu tại đó sẽ phát đỏ trên vùng da hình thành huyết khối.
Nguyên nhân gây nên huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ
Nguyên nhân dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ là do máu trong cơ thể các mẹ bầu lưu thông chậm hơn dô áp lực từ tử cung và sự thay đổi máu trong cơ thể. Càng những mẹ bầu càng lười vận động thì hiện tượng này càng phát triển mạnh.
Bác sĩ khuyến cáo, những mẹ bầu có chỉ số cân nặng cao và béo phì thì thường hay mắc những chứng bệnh liên quan đến đông máu hơn.
Hoặc những mẹ có vấn đề chung về tuần hoàn máu trong cơ thể.
Những mẹ bầu đã có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch trước đó.
Hoặc những mẹ nằm quá lâu do nguy cơ sinh non, hoặc có một cuộc phẫu thuật trong khi dang mang thai thì đều có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ.
Những mẹ bị tiểu đường, bị rối loạn đông máu hay bị giãn tĩnh mạch đều có thể bị huyết khối tĩnh mạch.
Mẹ bầu gặp những vấn đề về sức khỏe như mất cơ thể mất nước, đau dầu, huyết áp tăng cao, mắc tiền sản giật và nhiễm trùng đều có nguy cơ mắc bệnh cao.
Đặc biệt những phụ nữ mang thai trên 35 tuổi thì nguy cơ mắc chứng huyết khối tĩnh mạch cao hơn so với thai phụ bình thường.
Hậu quả và cách điều trị của chứng bệnh huyết khố tĩnh mạch sâu
Hậu quả tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho mẹ bầu khi một phần cục máu đông này có thể vỡ ra và di chuyển đến các cơ quan như tim phổi, gây tắc nghẽn thậm chí lên não, khiến máu trong cơ thể không thể lưu thông, oxy không thể di chuyển đến các cơ quan để hoạt động.
Thường thì bệnh này sẽ gây ra tình trạng thuyên tắc phổi, rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
Khi có những triệu chứng về huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kì, các mẹ nên đi khám bác sĩ để có thể ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông và kê đơn thuốc tan huyết.
Để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và tăng cường hoạt động. Mẹ bầu nên uống nhiều nước hơn khoảng 2,5 lit nước mỗi ngày.
Mẹ bầu không nên ngồi lâu một chỗ, không mặc quần áo chật, không gác chéo chân và ngồi ở những chỗ quá chật hẹp. Và tuyệt đối phải có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn không nên uống cafein hay trà, cà phê và các loại nước có ga vì chúng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu trong thai kỳ.
Khi gặp tình trạng này, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ để cải thiện tình trạng này. Đây là một căn bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho các bà bầu nếu không được điều trị kịp thời.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.