Cần làm gì khi bị đau nửa đầu vai gáy?

Thưa bác sĩ, gần đây em thường có triệu chứng khi ngồi làm việc tập trung là thấy mắt rất mỏi kèm theo buồn ngủ. Đặc biệt là em rất hay bị đau khu vực vai gáy, nửa đầu rất ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt. Gần đây những cơn đau càng ngày càng thường xuyên hơn, thỉnh thoảng buồn nôn kèm theo chóng mặt. Em đang không biết mình bị mắc triệu chứng gì nên đang rất lo lắng. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em. (NVC).

Cần làm gì khi bị đau nửa đầu vai gáy?

Cần làm gì khi bị đau nửa đầu vai gáy?

Trả lời: Cảm ơn bạn NVC đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi!

Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện nay, làm việc căng thẳng, thiếu tập trung, hay khi ngồi không thay đổi tư thế khiến nhiều người lâm vào tình trạng bị đau nửa đầu vai gáy diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên phần nhiều người bệnh thường rất chủ quan bỏ qua mà không hề quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh là gì. Và cách chữa đau nửa đầu vai gáy hiệu quả?

Chứng đau nửa đầu còn được gọi là “bán đầu thống” có tính chu kỳ và thường gây ra các triệu chứng đau đầu sau gáy với nhiều cấp độ khác nhau kèm theo buồn nôn, mỏi mắt, sợ tiếng động…

Hiện nay y học hiện đại hầu như vẫn chưa xác định được một cách chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Có nhiều nguyên nhân được cho là gây ra chứng đau nửa đầu vai gáy có thể kể đến đó là:

Do ngồi làm việc quá lâu mà không có sự thay đổi tư thế, khiến cho các cơ vùng cổ và bả vai bị co gây đau mỏi liên tục, đau nhói tại một vùng ở bả vai. Bệnh này thường xuất hiện nhiều hơn ở những đối tượng là các công việc đặc thù như những người lái xe, nhân viên văn phòng, ngồi máy tính quá lâu, nhiễm lạnh đột ngột,…

Đau nửa đầu vai gáy có những triệu chứng sau

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các triệu chứng thường gặp của người đau nửa đầu vai gáy thường biểu hiện như: đau mỏi vùng cổ và khu bả vai một hoặc hai bên, động tác quy, cúi, ngửa cổ bị hạn chế các động tác. Đau có thể lan lên nửa đầu sau vùng gáy kèm theo hoa mắt chóng mặt, ù tai. Người bệnh có thể gặp phải rối loạn cảm giác như rát bỏng, tê bì, kiến bò vùng bả vai và lan xuống tay tới tận các ngón tay. Các triệu chứng này tăng lên khi thay đổi thời tiết, ngồi lâu, sai tư thế. Người bị đau nửa đầu vai gáy thường hay khó ngủ, thức dậy mệt mỏi đó là dấu hiệu phổ biến của đau nửa đầu.

Ngoài ra người bệnh còn có dấu hiệu nôn và buồn nôn, đây là triệu chứng phổ biến của đau nửa đầu; sợ ánh sáng và tiếng ồn những người bị đau nửa đầu thường muốn tìm nơi yên tĩnh và trong bó tối và điều đó càng làm trong tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó còn có các biểu hiện ngạt mũi, người bệnh thường bị ngạt mũi và chảy nước mắt.

Điều trị chứng đau nửa đầu vai gáy như thế nào?

Các biện pháp chữa đau nửa đầu vai gáy hiệu quả.

Theo bác sĩ tư vấn, việc massage giúp người bệnh có thể giải tỏa được những căng thẳng, máu cơ bản được lưu thông, giảm sưng đau, cứng khớp.

Nhiệt độ lạnh sẽ có tác dụng tức thời giúp giảm thiểu đau mỏi vai gáy, là vùng đau nhức bị tê, giảm viêm sung, phương pháp này có thể áp dụng tại nhà.

Bạn nên lấy một chiếc khăn mỏng quấn vài viên đá vào rồi chườm lên vùng bị đau khoảng 10–15 phút, mỗi ngày, nên thực hiện một vài lần. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh để trực tiếp đá lên da vì có thể gây bỏng rát.

Người bệnh cần thay đổi một số thói quen xấu, tích cực thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, theo một cách hợp lý giúp cho xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn phòng tránh các bệnh về xương khớp, tăng cường bổ sung các dưỡng chất như vitamin nhóm B(B1,B2,B6) giúp giảm đau trong dây thần kinh, chống rối lọan thần kinh ngoại vi, tăng khả năng sản sinh tế bào thần kinh.

Tuy nhiên, câu hỏi của bạn N.V.C và những điều bạn mô tả chưa đủ cơ sở để chẩn đoán xác định một bệnh lý gì. Vì vậy bạn cần nên đến cơ sở khám bệnh thần kinh và tâm thần để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán xác định và được hướng dẫn chữa trị, nếu không bạn sẽ phải tiếp tục chịu đựng đau đớn, mệt mỏi, lo lắng căng thẳng và tác động đến học tập, công tác và cả chất lượng cuộc sống của mình.

Ytevietnam.edu.vn.

Exit mobile version