Cần mang theo những thuốc gì khi đi du lịch ngày nghỉ lễ?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Để có được một chuyến đi nghỉ lễ 2/9 hoàn hảo thì mỗi gia đình cần chuẩn bị cho mình một số loại thuốc thiết yếu để hạn chế những điều đáng tiếc có thể xảy ra.

Cần mang theo những thuốc gì khi đi du lịch ngày nghỉ lễ?

Cần mang theo những thuốc gì khi đi du lịch ngày nghỉ lễ?

Cần mang theo những thuốc gì khi đi du lịch ngày nghỉ lễ?

Dưới đây là những thuốc mà các gia đình cần mang theo mà các Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp, các gia đình có thể tham khảo:

  1. Buscopan 10mg: thuốc giảm co thắt đường tiêu hóa dành cho người lớn và trẻ trên 5 tuổi.
  2. Imodium: thuốc cầm tiêu chảy dành cho người lớn và trẻ trên 5 tuổi.
  3. Smecta: thuốc cầm tiêu chảy và bù dịch dành cho trẻ dưới 5 tuổi và cả người lớn.
  4. Efferalgan viên sủi 500mg, gói bột 250mg, gói bột 150mg, gói bột 80mg, viên tọa dược 300mg, viên tọa dược 150mg, viên tọa dược 80mg: thuốc hạ sốt giảm đau dành cho người lớn, trẻ nhỏ và em bé.
  5. Captopril 25mg: thuốc hạ huyết áp dành cho người lớn có tiền sử hoặc đang điều trị bệnh tăng huyết áp.
  6. Nitromint ống xịt dưới lưỡi: dành cho những người có tiền sử cơn đau thắt ngực, bệnh mạch vành, bệnh tăng huyết áp.
  7. Ventolin ống xịt họng: dành cho những người có tiền sử hen suyễn, viêm phế quản hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
  8. Clarityne (hoặc Cezil): thuốc chống dị ứng.
  9. Calci Sandoz 500mg: viên thuốc canxi để ngăn ngừa và điều trị chứng co giật tetani hoặc tê rần tay chân do thiếu canxi.
  10. Tanganil 500mg: thuốc điều trị chóng mặt xoay vòng vòng kèm buồn nôn nôn ói do cơn chóng mặt kịch phát lành tính hay rối loạn tiền đình.
  11. Coramine Glucose: Viên đường ngậm đề phòng và điều trị chứng mệt lả do hạ đường huyết, đặc biệt quan. trọng với người đang uống thuốc hạ đường huyết hay tiêm insuline để điều trị bệnh tiểu đường hàng ngày.
  12. Các loại băng thun, băng quấn, băng keo cá nhân, cồn, Povidine, Oxy-già, bông gòn, que tăm bông, dầu nóng, dầu khuynh diệp, khăn lau mát,…
  13. Đừng bao giờ quên mang vài đôi găng tay y tế các bạn nhé.
  14. Tờ hướng dẫn kỹ thuật sơ cấp cứu (đính kèm).
  15. Epi-Pen cũng rất hữu ích để cấp cứu các phản ứng phản vệ khi cần thiết, nhất là với những người đã có tiền sử bệnh lý phản ứng phản vệ với một số dị nguyên như: thức ăn, phấn hoa, thuốc men, …

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, để thuốc phát huy được hiệu quả tối đa, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc sử dụng theo sự chỉ dẫn của các Dược sĩ, Bác sĩ.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Nguồn: Sức khỏe đời sống

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới