Cảnh báo Đông Dược thành Độc Dược nếu dùng sai cách

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo những tin tức được đăng tải trên trang tin tức Y học, một bệnh nhân nữ 65 tuổi bị đau nhức mỏi khắp người, ho khan lâu ngày không khỏi. Nghe người nhà mách bà bốc thuốc “bổ” về uống, uống thuốc được 2 ngày, mặt bà bị sưng phù, khó thở, tay chân mẩn ngứa… Đo huyết áp thấy tăng vọt, nhịp tim nhanh.

Cảnh báo Đông Dược thành Độc Dược nếu dùng sai cách

Cảnh báo Đông Dược thành Độc Dược nếu dùng sai cách

Cảnh báo Đông Dược thành Độc Dược nếu dùng sai cách

Vào viện khám, Bà được các Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán bị ngộ độc thuốc Đông Y, theo đó, trong 1 thang thuốc bắc có nhiều thành phần phức tạp nên khó xác định chất nào dẫn đến tình trạng ngộ độc của bà… Nhưng sau 3 hôm truyền nước, điều trị thải độc, tình trạng phù của bà Vân đã hết, huyết áp và nhịp tim trở lại bình thường…Đây là một trường hợp ngộ độc thuốc Đông Y khá may mắn vì được phát hiện và điều trị sớm.

Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ hiện công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện nay đa số người dân có quan niệm rằng thuốc Đông Y hay các loại thuốc nam, thuốc lá,…không độc hoặc ít độc hơn thuốc Tân Dược. Điều này cũng dễ dàng được lý giải, bởi phần lớn thuốc Tân Dược được tổng hợp từ hóa học, tức là những hóa chất ít nhiều độc tính, trong khi phần lớn thuốc Đông y xuất phát từ cây cỏ là sinh chất thiên nhiên dễ hòa hợp với sự sống của con người hơn. Nhưng từ quan niệm thuốc Đông y ít độc hoặc không độc nên người dân sử dụng bừa bãi, lạm dụng,…là điều hết sức nguy hại.

Thuốc Đông Y cũng có thể gây độc cho người bệnh

Thuốc Đông Y cũng có thể gây độc cho người bệnh

Cũng đồng quan điểm trên, Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên lớp Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, trong Đông Y cũng có một số vị thuốc chứa độc tính như thần sa, chu sa (chứa thủy ngân), thạch tín, khinh phấn… vì thế việc sử dụng những vị thuốc này cần hết sức thận trọng.

Một số vị thuốc Đông Y có độc tính cao

Một số vị thuốc Đông Y có độc tính cao vẫn được rất nhiều bệnh nhân tự ý sử dụng, cụ thể như một số vị thuốc dưới đây:

Đối với á phiện là nhựa lấy từ trái của cây thuốc phiện, trong Đông y có tác dụng chữa ho, giảm đau, chữa đau bụng, tả lỵ. Nếu dùng quá liều sẽ nguy hiểm cho tính mạng do sự ức chế trung tâm hô hấp ở hành tủy – Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm 2018 cho hay. Ngoài ra, phụ tử cũng là vị thuốc có độc tính thường gặp, Phụ tử là vị thuốc lấy từ rễ củ cây ô đầu. Trong Đông y Phụ tử được dùng làm thuốc hồi dương, khử phong hàn, chữa một số bệnh trụy tim mạch, ra nhiều mồ hôi, tay chân lạnh giá. Theo Y học hiện đại, aconitin là một chất cực độc: chỉ cần 2-3mg aconitin có thể gây chết người vì thế nguy cơ ngộ độc do sử dụng Phụ tử không đúng cách là rất lớn.

Một số vị thuốc Đông Y có độc tính cao

Một số vị thuốc Đông Y có độc tính cao

Mã tiền là vị thuốc bào chế từ hạt cây mã tiền sử dụng trong Đông y,  Mã tiền có thành phần hóa học cũng giống như strychnin được sử dụng trong một số thuốc Tân Dược. Mã tiền là vị thuốc kích thích tiêu hóa, chữa nhức mỏi tay chân, chữa đau dây thần kinh và thiếu máu. Độc tính của Mã tiền được các nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng đó là do strychnin, nếu dùng quá liều Mã tiền sẽ gây cơn co giật kiểu uốn ván và nạn nhân chết vì ngạt thở do cơ hô hấp bị co giật kéo dài.

 Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn đúng đắn hơn về việc sử dụng thuốc Đông Y sao cho có hiệu quả cao nhất.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới