Cảnh báo: Nắng nóng làm gia tăng bệnh chân tay miệng ở trẻ

Tình trạng nắng nóng không chỉ khiến người có hệ miễn dịch kém tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn khiến trẻ em mắc các bệnh chân tay miệng. Vì thế các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý để thăm khám và đưa trẻ đến các trung tâm y tế điều trị.

Cảnh báo: Nắng nóng làm gia tăng bệnh chân tay miệng ở trẻ

Cảnh báo: Nắng nóng làm gia tăng bệnh chân tay miệng ở trẻ

Hiện nay, thời tiết nắng nóng bất thường khiến trẻ em mắc các bệnh mùa hè gia tăng, trong đó có bệnh tay chân miệng. Các sinh viên theo học Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trong quá trình thực tập đã cập nhật tại bệnh viện, hàng ngày khoa nhi  tiếp nhận và điều trị rất nhiều trẻ em tới khám bệnh do mắc bệnh tay chân miệng. Khi mắc bệnh, trẻ có các biểu hiện phỏng nước trên da, niêm mạc, ở lòng bàn tay, bàn chân, các dấu hiệu bệnh nặng như sốt cao không giảm, li bì…

Theo ghi nhận một bé trai tại Hà Nội có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C, liên tục. Các nốt phỏng nước xuất hiện nhiều trên da, vết loét vùng họng, miệng khiến trẻ đau đớn, bỏ ăn nhưng bệnh nhân này không xác định được nguồn lây bệnh. Một bé trai khác 13 tháng tuổi tại Cầu Giấy, Hà Nội cũng có biểu hiện sốt cao trên 40 độ C, uống thuốc hạ sốt không đỡ, kèm theo co giật, các nốt phỏng nước tập trung nhiều ở khoang miệng dẫn đến ăn kém… Nguồn lây nhiễm được xác định là từ anh trai bị tay chân miệng cách đây một tuần.

Thực tế, dịch bệnh chân tay miệng gia tăng rất nhanh, có nguy cơ bùng phát mạnh do tốc độ lây lan “chóng mặt” của loại virus gây bệnh này. Theo bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nguyên nhân bệnh tay chân miệng đến từ virus đường ruột Enterovirus với hai loại thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Chúng tồn tại ở môi trường và ngay trong bản thân trẻ. Đặc biệt, đối với những nơi tập trung trẻ em như trường học, khu vui chơi… sẽ phát hiện nhiều virus gây bệnh. Khác với bệnh sởi, trẻ không thể tự tạo ra miễn dịch đối với tay chân miệng do cơ thể có thể mắc nhiều chủng virus tay chân miệng khác nhau qua mỗi năm. Vì vậy, trẻ có thể tái mắc sau đó. Hiện nay, bệnh này chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tay chân miệng có thể lây truyền từ người sang người hoặc phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường qua đường phân, các nốt phỏng nước hoặc dịch tiết từ đường hô hấp. Dịch bệnh lây lan với tốc độ khủng khiếp. Trong lớp học có 1 bé bị mắc bệnh thì cả lớp đó có thể bị lây nhiễm. Vì thế, khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần cho trẻ nghỉ học, cách ly và điều trị tại trung tâm y tế.

Các cấp độ phát triển bệnh chân tay miệng

Các cấp độ phát triển bệnh chân tay miệng

Theo nguồn Tin tức Y tế, các bác sĩ thực hiện phân loại tay chân miệng ở trẻ em theo 4 mức độ nặng của bệnh để xác định và đưa ra quyết định bệnh nhi có cần nhập viện điều trị hay không.

Khi trẻ mắc bệnh từ mức độ 2 trở lên, gia đình cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất được các bác sĩ khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Nếu chủ quan không khám chữa, bệnh có thể trở thành đại dịch nguy hiểm.

Để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, các thầy thuốc tư vấn khuyến cáo người lớn và trẻ em cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Nguồn: Tin tức Y tế Việt Nam – Tổng hợp

Exit mobile version