Cây nhọ nồi – Vị thuốc quý dùng trong Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, cây nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng bổ thận âm, cầm máu, làm đen râu tóc, mề đay…Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen
- Bài thuốc hiệu quả từ cây ngải cứu
- Giảm nỗi lo bệnh tật nhờ cây đinh lăng
- Các loại cây thuốc nam dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả
Những công dụng của cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi còn dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẩn ngứa… Tác dụng bổ thận, điều trị chứng bệnh huyết nhiệt, bệnh huyết áp cao, chảy máu cam, mề đay. …
Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng.
Một số bài thuốc Đông y từ cây nhọ nồi
- Điều trị bệnh viêm họng từ cây nhọ nồi
Viêm họng là tình trạng viêm lớp niêm mạc lót trong họng. Khi mắc những triệu chứng như đau họng, họng sưng tấy, có cảm giác nuốt khi đau, nếu viêm họng nặng người bệnh có thể bị sốt.
Hãy kiên trì thực hiện với thang thuốc sau kéo dài 3-5 ngày: 20gam cỏ nhọ nồi, 20gam bồ công anh, 12 củ rẻ quạt, kim ngân hoa, cam thảo đất mỗi vị 16 gam. Sắc một thang thuốc với 300 ml nước và uống trong ngày.
- Tác dụng cây nhọ nồi chữa bệnh chảy máu cam
Cây nhọ nồi có tác dụng cầm máu hiệu quả. Nếu bạn bị thương, vết thương chảy máu nhiều chỉ cần một nắm lá cây nhọ nồi rửa sạch, sau đó giã nát và đắp lên vết thương.
Đối với việc chữa chảy máu cam, các bạn thực hiện như sau: cây nhọ nồi, hoa hòe mỗi vị 20gam, kết hợp với 16 gam cam thảo đất sắc uống lấy nước. Mỗi ngày bạn thực hiện với 1 thang thuốc, hãy kiên trì uống nước thuốc này để bệnh nhanh chóng khỏi.
- Tác dụng của cây nhọ nồi chữa mề đay
Nổi mề đay là hiện tượng nổi những mẩn ngứa trên bề mặt da khiến cơ thể đau nhức và cảm giác vô cùng khó chịu. Nếu bạn đang mắc chứng bệnh này đừng bỏ qua bài thuốc dân gian từ cây nhọ nồi.
Bài thuốc: lá khế, lá nhọ nồi, rau diếp cá, lá dưa chuột, lá nhài, lá huyết dụ. Tất cả những loại lá này được rửa sạch, ngâm với nước muối loãng sau đó giã nát, sử dụng cả bã và nước đắp lên những nơi xuất hiện nốt mề đay. Sau 2-3 lần thực hiện sẽ khỏi bệnh.
- Tác dụng của cây nhọ nồi chữa sốt phát ban
Sốt phát ban (tên tiếng Anh là: Roseola có nghĩa là ban màu hồng) là một loại bệnh với các triệu chứng thường là sốt và nổi những vết nổi lên sau cơn sốt của bệnh và có màu hồng, kèm theo mệt mỏi, ngứa ngáy, sau cơn sốt kéo dài 2, 3 ngày, thân người bệnh sẽ nổi ban.
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bị sốt phát ban có thể thực hiện với cách điều trị dân gian từ cây nhọ nồi. Sử dụng 60 gam nhọ nồi sắc với 250ml, thực hiện mỗi ngày 1 thang. Thực hiện liên tục trong 2-3 ngày sốt phát ban sẽ được điều trị dứt điểm. Bài thuốc vừa đơn giản lại hiệu quả và an toàn.
Cây nhọ nồi xuất hiện rất nhiều xung quanh chúng ta. Vì vậy hãy bổ sung những thông tin bổ ích trên vào cẩm nang chăm sóc gia đình của bạn một cách tốt nhất.
Phương Thảo – Ytevietnam.edu.vn