Chế độ dinh dưỡng “vàng” cho bệnh suy tim
Chế độ dinh dưỡng dành cho Bệnh suy tim đóng một vai trò hết sức quan trọng để giúp bệnh nhân kiểm soát tốt bệnh suy tim và hạn chế tiến triển của bệnh. Hãy cùng chúng tôi xây dựng một chế độ dinh dưỡng “vàng” cho người bệnh suy tim qua những thông tin hữu ích dưới đây.
- Bệnh suy tim – nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Bác sĩ cảnh báo 6 bệnh nguy hiểm từ chảy máu cam
- Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm hay không ?
Bệnh suy tim nên ăn nhiều rau, củ, quả.
Bệnh suy tim có mấy giai đoạn?
Suy tim có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: người bênh chỉ biểu hiện khó thở khi gắng sức, mạch nhanh > 90 lần tên phút.
- Giai đoạn 2: thường xuyên cảm thấy khó thở, gan to, phù 2 chi dưới.
- Giai đoạn 3: Các triệu chứng ở trên rất rõ, có khi có cổ trướng dẫn đến tràn dịch màng phổi.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh tim, suy tim không còn khả năng hồi phục.
Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho bệnh suy tim
1. Hạn chế tối đa muối và các thực phẩm giàu Natri
Natri đóng vai trò là một khoáng chất giàu dinh dưỡng có mặt nhiều trong muối và các loại thực phẩm như sữa, sò, trứng,… Ăn quá nhiều các thực phẩm giàu Natri sẽ khiến cho cơ thể giữ nước, làm ảnh hưởng xấu đến bệnh suy tim.
Nên ăn ít muối sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp, cải thiện tình trạng khó thở tránh phù nề và. Lượng Natri được khuyến cáo là không quá 2 gam/ngày, và ít hơn 1.5g là lý tưởng. Trong trường hợp bạn bị suy tim nặng, cần phải ăn nhạt hoàn toàn.
2. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Các loại rau, đậu, ngũ cốc là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, góp phần kiểm soát tốt cholesterol trong máu cũng như lượng đường trong máu.
Thực phẩm này cũng có các chất chống oxy hóa tự nhiên vì thế rất có lợi cho sức khỏe tim mạch và có mặt trong Chế độ dinh dưỡng “vàng” cho người bệnh suy tim
Ngũ cốc.
3. Giảm thiểu chất béo
Đối với bệnh suy tim thì Chất béo là thủ phạm chính gây xơ vữa động mạch và gia tăng các biến chứng về tim. Vì thế bạn nên giảm thiểu lượng chất béo trong chế độ dinh dưỡng ăn hàng ngày. Cụ thể hạn chế các loại thịt đỏ, thịt mỡ, nên ăn thịt nạc, cá. Và ưu tiên chế biến các món ăn bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán…nhiều dầu mỡ.
4. Uống lượng nước vừa đủ mỗi ngày
Nếu như khi trái tim của bạn hoạt động không tốt như trước, nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể nhiều hơn và dễ gây phù. Nếu bạn gặp các triệu chứng như khó thở hay phù, bạn nên giảm bớt lượng nước đang uống.
Các bác sĩ đã đưa ra lời khuyên cho người bệnh suy tim đó là không nên uống quá 2 lít nước/ngày và tối đa 1 lít/ ngày với bệnh nhân suy tim nặng.
5. Chú ý lượng Kali trong khẩu phần ăn
Kali là một khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tim. Bệnh nhân suy tim thường phải sử dụng các bài thuốc lợi tiểu có thể khiến cho lượng kali giảm đáng kể. vì vậy bạn nên chú ý và bổ sung các thực phẩm giàu kali như bông cải xanh, chuối, bơ,…
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu của hạ Kali máu như mệt mỏi, khát nước nặng, đi tiểu nhiều hay thay đổi nhịp tim, hãy gọi cho bác sĩ ngay để có hướng điều trị thích hợp.
Ngoài việc xây dựng Chế độ dinh dưỡng “vàng” cho người bệnh suy tim, Người bệnh nên lưu ý trong khi ăn không nên uống nước. Sau khi ăn, nên nghỉ từ 30-40 phút. Và bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn