Chỉ một vết xước nhỏ có thể khiến trẻ phẫu thuật tim vì xử lý sai
Với trẻ nhỏ, những vết xước là điều không thể tránh khỏi và việc từ vết xước đến việc mổ tim nhiều bậc cha mẹ cho là phi lý. Thế nhưng điều ấy đã xảy ra với một bé gái tại Anh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vì sao lại như vậy nhé.
- Mách bạn những món ăn vặt tốt cho sức khỏe của bé
- Những món quà ý nghĩa dành tặng mẹ dịp 8-3
- Những “hình phạt” khoa học hiệu quả khi con khó bảo
Phải phẫu thuật tim sau vết xước nhỏ
Cô bé Abbi Holland đến từ Manchester, Anh sau khi té ngã ở sân trường lúc 3 tuổi khiến cho đầu gối em bị chầy xước. Nhưng sau đó giáo viên ở trường chỉ lau vế xước của bé bằng miếng khăn ướt nhỏ và coi như xong.
Tuy nhiên tối đó bé đã bị sốt lên tới 40 độ C. Sau đó bé lập tức được bố mẹ đưa tới bệnh viện, các bác sĩ chuẩn đoán bé bị nhiễm trùng do không được làm sạch đúng cách và dùng kháng sinh. Và thuốc này đã gây ra phản ứng tiêu cực trong cơ thể bé.
Cô bé đã phải nằm viện một thời gian dài để điều trị, vi khuẩn từ vết xướng của bé đã thâm nhập vào máu gây ra tình trạng nhiễm trùng và hơn van động mạch chủ. Cháu bé đã phải phẫu thuật tim mở để điều trị hở van động mạc chủ.
Theo gia đình của bé Abbi, họ đã được bác sĩ báo rằng sẽ ngừng hoạt đông tim của bé và không đảm bảo liệu nó có hoạt động lại không, gia đình đã vô cùng sốc. Sau đó họ lại được báo thêm nếu họ kiểm soát được hoạt động tim thì không biết não có đảm bảo không bị tổn tương không. Tuy nhiên may mắn đã đến với cháu bé, cháu đã phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật để trở lại cuộc sống bình thường.
Xử lý vết xước thế nào cho đúng cách
Khi bé bị chày xước, các bậc cha mẹ nên vệ sinh cho vết thương của trẻ cẩn thận để trẻ không bị nhiễm trùng. Khi này bạn cũng nên vỗ về bé để có thể chăm sóc cho bé một cách tốt nhất.
Nếu vế thương có bị chảy máu, bạn nên sử dụng gạc vô trùng rồi thấm mạnh vào vết thương đến khi ngưng chảy máu.
Sau đó bạn hãy rửa vết thương của trẻ bằng nước sạch, chà nhẹ gạc vô trùng để rửa vết xước cho bé. Bạn cũng lưu ý, tuyệt đối không được sử dụng nước nóng để làm sạch vết thương của bé.
Tốt nhất bạn nên sử dụng nước đóng chai, sau đó rửa lại bằng nước muối sinh lý chuyên rửa cho vết thương. Bạn tuyệt đối không nên sử dụng cồn, oxy già để nhỏ trực tiếp lên vết thương của trẻ bởi chúng sẽ làm tổn thương mô hạt, tế bào da khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo.
Sau khi làm sạch vết thương bạn có thể bơi kem có kháng sinh lên vết thương rồi đắp gạt vô trùng và dán băng keo lại cho vết thương, bạn cũng không nên băng quá chặt để tránh làm dính băng vào vết thương.
Nếu vết thương đóng mài khô, dịch viêm có thể sẽ khiến bé bị nhiễm trùng vết thường và bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám chữa cẩn thận.
Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn