Chữa viêm loét dạ dày bằng Đông Y an toàn hiệu quả

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống. Do tình chí bị kích thích dẫn đến can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, dưới đây là những món ăn bài thuốc có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày tá tràng rất tốt.

Chữa viêm loét dạ dày bằng Đông Y an toàn hiệu quả

Món ăn, bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Bài thuốc một bạn lấy thịt nạc 100g, nấm rơm 100g, gia vị vừa đủ. Nấm tươi rửa sạch, thịt nạc rửa sạch thái miếng. Sau đó cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Khi thịt chín, nêm gia vị cho vừa miệng. Nấm hương từ lâu đã được coi là “hoàng hậu thực vật” nó có tác dụng Kiện tỳ dưỡng vị trợ tiêu hóa, điều trị các bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng,..khi được kết hợp với thịt nác thì sẽ giúp món ăn cân bằng, vừa ngon miệng vừa có tác dụng bổ trợ, điều trị bệnh viêm loát dạ dày tá tràng hiệu quả.

Bài thuốc thứ hai cũng rất đơn giản bạn chỉ cần sử dụng gạo tẻ 100g, tiểu hồi hương 6g, gừng tươi 6g, sắc lấy nước, cho gạo tẻ nấu thành cháo loãng. Dùng cho người bị viêm dạ dày mạn tính, yếu lạnh đau bụng. Tiểu hồi hương có vị cay tính ôn, có tác dụng bổ tỳ vị, giúp cho người bệnh ăn ngon miệng, giảm nôn giảm đau bụng, đối với gừng tươi là vị thuốc rất quen thuộc và hầu như trong căn bếp nhà ai cũng có, không những là một gia vị mà đây còn là một trong những vị thuốc giúp cho tiêu hóa và việc hấp thụ thức ăn cho cơ thể được tốt, điều này rất cần thiết đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràn mạn tín, cơ thể suy nhược gầy yếu.

Thực phẩm chữa loét dạ dày

Bài thuốc thư ba là sựu kết hợp giữa đậu tương 100g, dạ dày lợn 1 bộ, rửa sạch, thêm nước vừa đủ, đun nhừ chia bữa ăn. Dùng cho người viêm dạ dày mạn tính, sức khỏe kém. Đậu tương có vị ngọt, khí bình, không độc, có công dụng kiện tỳ khoan trung (xúc tiến tiêu hóa), nhuận táo (chống táo bốn), tiêu thủy (tiêu thũng) và giải độc, khi kết hợp đậu tương và dạ dày lợn cho người bệnh viêm loét dạ dày mãn tính ăn có tác dụng bổi bổ cơ thể, tăng cường tiêu hóa cho bệnh nhân viêm loét dạ dày mãn tính.

Bài thuốc y học cổ truyền thứ tư là sự kết hợp giữa dạ dày dê một cái hầm với gừng tươi, riềng và nhục quế (lượng vừa đủ), chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho người bị viêm dạ dày mạn tính thể tỳ vị hư hàn.

Bài thuốc thứ năm bạn chỉ cần lấy một ít hạt súng, hạt sen, hồng táo, hoài sơn dược, ý dĩ nhân, đẳng sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo nghiền thành bột, mỗi lần lấy 30g, cho vào nước để nóng hoặc cho vào cháo ăn.Bài 6: Gạo tẻ 30g, hạt sen 20g, khiếm thực 30g, một ít đường trắng. Gạo tẻ vo sạch ngâm 20 phút, hạt sen bỏ tim nếu là hạt sen khô ngâm trong nước độ 1 giờ đồng hồ, rồi cho hạt sen, khiếm thực và gạo vào nồi cùng nước nấu thành cháo, khuấy đều, thêm đường trắng.

Y học cổ truyền chữa viêm loét dạ dày

Bài thuốc bảy bạn lấy hạt kê 50g, lạc 50g, đậu đỏ 30g, đường phèn lượng vừa đủ. Cho kê, lạc và đậu đỏ ngâm cho nở, sau đó rửa sạch. Cho lạc và đậu đỏ vào nồi cùng lượng nước vừa đủ, đun lửa to cho sôi, rồi chuyển lửa nhỏ trong 30 phút. Sau đó cho kê vào đun cùng tới khi chín nhừ, thêm đường phèn nêm vừa miệng.

Bài thuốc thứ tám bạn lấy hoài sơn dược 100g, kê nội kim sống 100g, bán hạ ngâm dấm 60g, triết bối mẫu 40g, nghiền thành bột, mỗi lần 3g, uống với nước, ngày 3 lần.

Các món ăn, bài thuốc trên có thể ăn 3 – 5 lần, sau đó nghỉ 1 tuần lại dùng tiếp. Ngoài ra, để chữa trị hiệu quả phải kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống phù hợp. Trước hết người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê đặc hoặc trà đặc. Ăn uống phải đúng giờ, ăn những thứ dễ tiêu hóa. Không nên ăn chua, ăn nguội, quá nóng, quá cay và đồ khô rắn, tránh để đói hoặc no quá. Khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ. Nên ăn nhiều bữa và số lượng thức ăn trong mỗi bữa có thể ít đi. Hạn chế ăn các thực phẩm ướp hoặc xào rán, ít ăn các thực phẩm mặn và các loại bánh quá ngọt.

Ngọc Mai – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version