Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn những điểm cần lưu ý khi ăn hải sản

Hải sản là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để cơ thể hấp thu được tối đa chất dinh dưỡng có trong thực phẩm này bạn cần chú ý một số điểm quan trọng khi ăn hải sản.

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn những điểm cần lưu ý khi ăn hải sản

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn những điểm cần lưu ý khi ăn hải sản

Thành phần dinh dưỡng có trong hải sản

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, trong thành phần của hải sản chứa nhiều khoáng chất tự nhiên, cung cấp lượng vitamin, khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể đặc biệt là đồng và Kali, dồi dào omega 3,… đồng có tác dụng thải các chất độc hại và loại trừ các tế bào gây lão hóa. Kali tác dụng thải lượng chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể (chống giữ nước) nên giúp cân bằng lượng nước, chống sự gia tăng natri và kích thích hoạt động của thận. Omega 3 có tác dụng giúp máu tuần hoàn tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, ngăn chặn sự hình thành huyết khối, omega 3 là loại axit béo không bão hòa giúp giảm tối thiểu lượng cholesterol nạp vào cơ thể của những người tập thể hình.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hải sản chứa rất nhiều protein, trong khoảng 150g hải sản (cá, tôm, cua, nghêu, sò…) sẽ cung cấp khoảng 50 – 60% nhu cầu chất đạm hàng ngày, việc cung cấp một lượng protein hợp lý và đầy đủ sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh phù thũng, loạn nhịp tim, mệt mỏi, thiếu máu…

Hải sản chứa rất nhiều protein

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn những điểm cần lưu ý khi ăn hải sản

Để hải sản phát huy được công dụng tối đa của chúng, Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp những điểm bạn cần lưu ý khi ăn hải sản:

Vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt được, trong hải sản còn chứa nhiều ký sinh trùng và các mầm bệnh ô nhiễm do quá trình gia công chế biến. Chính vì thế hải sản cần đun nước sôi và nấu chín hải sản để tiêu diệt hết vi khuẩn.

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, các loại hải sản vỏ cứng nhiều khuẩn khi chết đi chúng sinh ra nhiều độc tố và các axit béo không no cũng dễ bị ô xy hóa, phân giải protein nhanh, các loại hải sản vỏ cứng dễ gây nhiều gốc axit uy hiếp đến sức khỏe nếu chúng không tươi. Nên nhanh chóng đem chế biến các loại hải sản, không nên dự trữ trong tủ lạnh quá lâu.

Các loại sò, ốc, tôm, cua, nghêu,… đều dễ tạo thành chất kết tủa và khi uống bia vào bia sẽ làm cho các chất kết tủa ấy không thải ra khỏi cơ thể. Các loại thức uống chứa nhiều vitamin C cũng nên tránh dùng với hải sản vì nó chuyển hóa thành chất độc hại với cơ thể người.

Không nên uống trà ngay sau khi ăn hải sản, nên uống trà khoảng 2 – 3 tiếng sau ăn, điều này được các chuyên gia dinh dưỡng lý giải là do trong chúng chứa nhiều axit tannic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hoàn tan lắng đọng tại các khớp và thận gây sỏi thận và tăng nặng tình trạng bệnh Gout của người bệnh.

Việc ăn hải sản xong rồi ăn luôn hoa quả không tốt cho tiêu hóa vì trong hải sản chứa nhiều protein và các calcium làm giảm tác dụng các loại hoa quả khác như hồng, táo, lựu,…gây khó khăn tiêu hóa cho người bệnh.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu hơn về cách sử dụng hải sản.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version