Chuyện lần đầu giải phẫu tử thi của sinh viên ngành Y
Là những Bác sĩ phải trực tiếp cầm dao mổ để cứu sống người bệnh, nhưng không phải cứ vào viện là có thể cầm dao mổ cho bệnh nhân. Giải phẫu tử thi để học cầm dao mổ và tìm hiểu cơ thể của con người là cách mà sinh viên ngành y nào cũng trải qua.
- Khi yêu gái ngành Y mong muốn điều gì nhất?
Vì sao vợ chồng Dược sĩ hạnh phúc hơn nghề khác?
Bi kịch của một kết quả chuẩn đoán sai bệnh
Phải tiếp xúc với cơ thể người ngay từ khi bắt đầu
Giải phẫu tử thi là một trong những môn học để trang bị cho sinh viên ngành Y những kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, đó là những câu chuyện có khóc có cười và cũng là sự kiên định với nghề của sinh viên ngành Y.
Bước vào cánh cửa của Đại học Y cũng là lúc nhiều bạn sinh viên ngành Y phải chuẩn bị tâm lý khi phải tiến hành giải phẫu. Đó là những hành trình đầu tiên đến với việc cứu người.
Tuy nhiên, đối mặt với những cái xác nồng nặc mùi Formon hay những bộ phận của cơ thể người, nhiều bạn sinh viên ngành Y có thể ngất ngay tại chỗ, nôn ói hoặc bỏ học sau ngay sau đó. Vì vậy, để tạo nên một Bác sĩ tương lại cũng cần rất nhiều sự can đảm. Mùi Formon sặc vào mũi đó là cảm giác đầu tiên mà bất cứ sinh viên nào cũng ấn tượng về lần đầu tiên này.
Bạn H một sinh viên năm cuối của Đại học Y không khỏi nhớ lại cảm giác lần đầu tiên tiếp xúc với tử thi khi bước vào phòng giải phẫu là: hai cái xác đặt hai bên, các bộ phận người ngâm formon, phòng lạnh tanh đến rợn người. Đứng nhìn giải phẫu mà cứ nghe thấy tiếng sụt sịt của nhiều đứa bạn đứng cùng.
Với những Bác sĩ Pháp y thì còn phải một mình thực hành với một xác thì nhiều khi còn mang nỗi ám ảnh khi bước ra khỏi phòng giải phẫu. Anh M một bác sĩ Pháp y tâm sự “ sau khi giải phẫu xong về nhà ngủ cùng bạn mà vẫn có cảm tưởng đang nằm ôm xác, cũng thấy rợn người, nhưng không dám nói với bạn”.
Còn bạn T, hiện giờ đang học Bách Khoa đã từng học Y nhưng do sợ ma, nên mặc dù đã tăng can đảm cho mình, nhưng sau giờ học giải phẫu, bạn T đã bỏ học, vì hàng tháng liền sau đó bạn vẫn mơ thấy hình ảnh những xác chết ám ảnh trong đầu.
Nhưng khi nhiều bạn sinh viên ngành Y đã quen với việc giải phẫu rồi thì những giờ học lại không còn rùng rợn như lúc đầu nữa.
Học ngành Y là sự cảm đảm của nhiều sinh viên
Không chỉ phải đối mặt với xác chết trong phòng giải phẫu ở trường, nhiều sinh viên ngay từ sớm đã được đi thực tập tại bệnh viện, nơi mà họ phải làm công việc sau này.
Ở Bệnh viện mới chân chính đối mặt với sự sống và cái chết. Bạn N một sinh viên Đại học Y năm thứ 5 chia sẻ: Bọn mình đi thực tập tại các bệnh viện, nhất là ở khoa ngoại và cấp cứu thường phải tiếp xúc với nhiều trường hợp bệnh nhân bị tai nạn, máu me đầy người, thì đấy mới đích thực là sự sợ hãi. Tuy nhiên, lâu dần thì bọn mình cũng quen.
Nhiều bạn sinh viên ngành Y còn chia sẻ, những lần thực tập còn bị gia đình bệnh nhân chửi mắng và dọa đánh, tuy nhiên, bác sĩ vẫn phải tận tình và có quy trình thăm khám chứ không thể vì thế mà bỏ mặc cho bệnh nhân.
Ngành Y cũng là ngành rèn luyện tính can đảm cho sinh viên, nhìn nhiều xác chết rồi cũng quen và tạo cho mình sự can đảm trong nghề nghiệp và giúp quá trình giải phẫu cũng như cứu người trong sự nghiệp Bác sĩ của những bạn sinh viên này đã chọn.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn