Mẹ có biết tại sao trẻ thức giấc vào ban đêm không?
Giấc ngủ sẽ rất quan trọng đối với bé và sẽ nhẹ nhàng hơn đối với các bà mẹ mà không có con quấy khóc về đêm. Bởi vậy, mẹ có thể tìm hiểu những lí do đơn giản sau để có thể khắc phục hiện tượng này cho bé, giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
- Mách nhỏ các mẹ cách tăng chiều cao cho trẻ sơ sinh
- 5 Điều quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh
- 6 điều quan trọng mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sinh đôi
Trẻ thức giấc vào ban đêm do mơ thấy ác mộng
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong bụng mẹ trẻ cũng đã có những giấc mơ vì trí não của trẻ đã phát triển. Bởi vậy, khi sinh ra thì có thể nằm mơ, thậm chí mơ thấy những cơn ác mộng, nên nhiều khi trẻ đang ngủ mà giật mình, khóc lớn nhưng không tỉnh dậy thì bạn hãy đánh thức trẻ để trẻ thoát khỏi cơn ác mộng và giúp trẻ ngủ tốt hơn sau đó.
Có thể do trẻ đang mọc răng
Giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi là giai đoạn rất nhạy cảm với trẻ, vì có thể trẻ đang mọc răng, dẫn đến rất nhiều tình trạng như đau nhức, sốt cao, nên trẻ thức giấc vào ban đêm cũng là hiện tượng bình thường.
Trẻ thức giấc ban đêm chỉ vì một sợi tóc quấn chân
Mẹ đừng xem thường điều này, vì chỉ một sợi tóc, hay sợi vải bám vào chân trẻ mà người lớn không thể phát hiện cũng sẽ khiến trẻ quấy khóc đấy, vì làn da lúc này của trẻ rất nhạy cảm, trẻ có thể khó chịu nhưng không nói nên lời nên việc thức giấc và quấy khóc cũng là cách mà trẻ đang muốn nói với mẹ.
>> Hãy truy cập vào chuyên mục sức khỏe – làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe và cách làm đẹp tự nhiên tại nhà.
>> Hãy truy cập vào chuyên mục sức khỏe – làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe và cách làm đẹp tự nhiên tại nhà.
Trẻ thức giấc ban đêm chỉ vì đói
Đây là một hiện tượng bình thường ở trẻ, vì cứ khoảng 2 – 3h sau khi ăn là trẻ đã đói và mẹ nên cho trẻ ăn, nếu bạn quên hoặc trẻ quá đói thì sẽ thức giấc, quấy khóc khiến mẹ phải cho bé ăn ngay lập tức.
Do nhịp sinh học của trẻ khác biệt
Người lớn có thể ngủ đủ 8h nhưng trẻ thì ngủ ít hơn vào ban đêm, nên nếu trẻ thức giấc vào ban đêm và không chịu ngủ thì mẹ nên tìm cách để điều chỉnh dần nhịp sinh học của trẻ sao cho phù hợp nhất với nhịp sống của mình.
Do trẻ cảm thấy thiếu an toàn
Bạn biết đấy, khi ở trong bụng mẹ trẻ được bao bọc bởi màng ối nên sẽ có cảm giác an toàn hơn, còn khi ra ngoài bé sẽ cảm thấy hơi trống trải. Bởi vậy, nếu đêm trẻ thức giấc và có dấu hiệu quấy khóc không vì đói hay vì thứ gì khác thì mẹ chỉ cần ôm bé vào lòng và cùng ngủ thì trẻ sẽ ngủ ngon hơn.
Hiện tượng trào ngược dạ dày
Nếu trẻ vừa ăn xong mà mẹ cho bé ngủ luôn thì sẽ diễn ra hiện tượng này, vì vậy mẹ hãy xử lý bằng cách cho trẻ nằm sấp, rồi kiểm tra kỹ để trẻ không bị ngạt, một thời gian sau để trẻ nằm lại bằng cách bình thường.
Trẻ đang tập học các kỹ năng
Để trưởng thành, thì có những kỹ năng mà trẻ sẽ phải học như một thứ bản năng trong bé, bởi vậy, nếu mẹ thấy trẻ thức giấc vào ban đêm rất có thể là trong trí não trẻ tưởng rằng mình đang phải dậy để học tập đấy.
Có thể chỗ ngủ của trẻ không thoải mái
Đôi khi trẻ thức giấc vào ban đêm có thể do chỗ ngủ của trẻ không tốt, trẻ bị chập chờn và hay thức giấc, vì vậy mẹ hãy lưu ý để có chỗ ngủ tốt nhất cho cả mẹ và bé nhé.
Còn có rất nhiều những nguyên nhân như nhiệt độ trong phòng không phù hợp với trẻ, hay tiếng ồn quá lớn cũng khiến trẻ thức giấc vào ban đêm. Vì vậy, để trẻ thích ứng dần với thế giới ngoài bụng mẹ thì mẹ hãy tạo môi trường tốt nhất để trẻ có một giấc ngủ ngon để phát triển thật tốt nhé.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.