Có nghề nào lại nguy hiểm như nghề Y?
Áp lực từ công việc, từ người nhà bệnh nhân, từ dư luận xã hội, từ chính cấp trên của mình khiến nhiều bác sĩ muốn từ bỏ nghề Y bấy lâu nay mình theo đuổi.
- Bác sĩ nhận quà của bệnh nhân có vi phạm Y đức hay không?
- Con gái may mắn mới yêu được con trai ngành Y
- Top 3 con giáp nữ ngành sống thực tế nhưng luôn hết lòng vì mọi người
Bác sĩ cũng là những con người cần được cảm thông
Mới đây các vụ bạo hành cán bộ nhân viên Y tế nặng nề bởi người nhà bệnh nhân khiến cho dư luận xã hội dật sóng bất bình nhất là những người làm trong nghề Y.
Đang công tác tại bệnh viện Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Bác sĩ Ngọc Mỹ trải lòng mình: Trong lĩnh vực Y tế ngày càng có nhiều trường hợp bạo hành cán bộ nhân viên ngành. Bác sĩ phải đối mặt với không ít với nỗi lo về bạo lực. Trong hệ thống các bệnh viện trên cả nước chỉ con số bạo hành Y tế đang tăng cao, cụ thể bệnh viện Bạch Mai có 23 vụ phạm pháp hình sự, viện Thanh Nhàn có 8 vụ nhân viên y tế bị hành hung hăm dọa và còn rất nhiều những con số không được thống kê báo cáo. Trong khi đó nhân viên Y tế thường lựa chọn cách im lặng chứ không đứng lên bảo vệ quyền lợi cho mình bởi đa phần mọi người không muốn mất việc lại vướng vào kiện tụng mất thời gian, giải trình phức tạp, tiền bạc. Mọi người lựa chọn cách im lặng.
Người nhà bệnh nhân sách lối với Bác sĩ
Ở khoa hồi sức cấp cứu hầu như mọi công việc đều có sự phân công rõ ràng chỉ cần lệch đi một chút mọi thứ sẽ rối tung lên bởi vì có những ca bệnh nhân nặng từ các tuyến chuyển tới. Thi thoảng vào bệnh viện ta vẫn nghe thấy những lời lẽ khó chịu khiếu nại, sỉ nhục Bác sĩ.
Điều Dưỡng Viên Minh Hà ở bệnh viện Nhi Trung Ương đang học Cao đẳng Y dược Văn bằng 2 chia sẻ: Có những trường hợp người nhà bệnh nhân to tiếng với Điều dưỡng Vviên bởi vì không tìm thấy thẻ bảo hiểm y tế, họ cho rằng nhân viên Y tế cố tình làm mất để khách hàng trả tiền theo giá dịch vụ. Thực tế chính họ đã cất đi trong ví rồi bảo quên mất. Chuyện liên quan đến giấy tờ thủ tục và to tiếng xô xát với nhân viên Y tế xảy hàng liên tục như cơm bữa. Thậm chí người nhà bệnh nhân còn nói xấu sau lưng bác sĩ nhiều vô kể, đăng tải trên mạng xã hội với những lời lẽ chửi bới, chỉ trích thiếu văn hóa. Nạn bạo hành về tinh thần Bác sĩ như vậy còn nặng nề khủng khiếp hơn thể lực nhiều lần. Chưa bao giờ vấn nạn bệnh nhân coi thường, hống hách, dọa nạt nhân viên Y tế mà không phải chịu trách nhiệm gì lại lớn như hiện nay.
Trong nghề Y Bác sĩ chỉ cần sự công bằng
Nhiều bác sĩ trẻ mới ra trường thường ngại về làm việc tại những bệnh viện lớn – nơi được coi là đầu sóng ngọn gió, không phải họ sợ khó, sợ khổ, không phải do lương thấp hay áp lực công việc mà chính là sự tổn hại về tinh thần mà họ đã xác định từ trước.
Nữ hộ sinh làm việc tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Thu Hiền đang theo học văn bằng 2 Cao đẳng Dược học cuối tuần chia sẻ: Mình cũng là một nhân viên trong ngành Y, mình không yêu cầu đòi hỏi chế độ đãi ngộ cao chỉ cần có cái nhìn công bằng, công tâm hơn mà thôi. Nhân viên Y tế cũng cần có môi trường làm việc an toàn chứ không phải sự đặt mình trong tình trạng báo động nguy hiểm vì không biết người nhà bệnh nhân, bệnh nhân xông vào hành hung lúc nào.
Để trở thành một bác sĩ được làm việc trong bệnh viên phải có xuất phát điểm tốt, trải qua bao thời gian dài đẵng đẵng bỏ công sức ra học tập, thực tập căng thẳng mới có thể hành nghề. Đó là những năm tháng hi sinh tuổi trẻ, hi sinh lợi ích bản thân sống giam mình trong các phòng bệnh, luôn túc trực với bệnh nhân trong những trận chiến sinh tử. Bác sĩ, Điều dưỡng viên cũng là con người có sức lực giới hạn chịu đựng chứ không thể như máy móc. Trong cuộc chiến giành giật mạng sống cho bệnh nhân vốn dĩ đã cam go, căng thẳng lại chịu thêm áp lực tinh thần từ người nhà bệnh nhân thử hỏi có mấy ai dám theo đuổi nghề đến cùng.
Trong ngành Y cần lắm cái nhìn công tâm,đối xử công bằng đừng biến nghề Y thành nghề nguy hiểm để rồi chẳng còn ai dám dấn thân vào nghề nữa.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn