Công dụng, cách sử dụng và liều dùng Ampicillin

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ampicillin được xem là một trong những dòng sản phẩm thuốc kháng sinh phổ rộng được dùng rộng rãi trong cuộc sống, tuy nhiên nếu không dùng đúng cách thuốc gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Công dụng, cách sử dụng và liều dùng Ampicillin

Công dụng, cách sử dụng và liều dùng Ampicillin

Tìm hiểu về thuốc Ampicillin

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thuốc Ampicillin 500mg là loại kháng sinh penicillin, cơ chế hoạt động chủ yếu bằng cách ngăn ngừa được những sự tăng trưởng của vi khuẩn có hại trong cơ thể. Theo đó, ampicillin không có tác dụng khi điều trị tình trạng bệnh nhiễm virus như: bệnh cảm cúm, sổ mũi thông thường… Loại thuốc kháng sinh này được chỉ định để điều trị chứng nhiễm khuẩn. Không được lạm dụng và sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết bởi sẽ có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Theo chia sẻ của Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội, Ampicillin dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm ở tai, mũi, họng, hô hấp, dạy dày, sinh dục, ruột và sản khoa. Bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và các bệnh nhân quá mẫn với nhóm penicillin và cephalosporin thì không nên sử dụng Ampicillin. Khi sử dụng thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như Rối loạn tiêu hóa, mề đay, phù Quincke, hiếm gặp trường hợp tăng bạch cầu ưa acid và sốc phản vệ.

Khi sử dụng thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như Rối loạn tiêu hóa, mề đay,...

Khi sử dụng thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như Rối loạn tiêu hóa, mề đay,…

Hướng dẫn về liều lượng dùng của thuốc Ampicillin

Ampicillin 500mg – Liều dùng đối với người lớn

  • Người bị nhiễm khuẩn: uống 250 – 500mg và cách 6h/lần.
  • Bệnh nhân bị viêm nội tạng: bác sĩ sẽ chỉ định tiêm ampicillin 2g và cách 4h/lần. Đồng thời, kết hợp với gentamicin hoặc streptomycin.

Bệnh nhân bị viêm màng não:

  • Tiêm vỏ não: 10 – 50mg/ngày, đồng thời dùng thuốc tiêm kháng sinh tĩnh mạch.
  • Tiêm tĩnh mạch: 200mg/kg/ngày và sẽ tiến hành tiêm nhiều lần liền và 4h/lần. Ngoài ra, sẽ kết hợp với thuốc tiêm kháng sinh khác.
  • Người bị nhiễm trùng huyết: 150 – 200mg/kg/ngày.
  • Những người bị nhiễm khuẩn nội tâm mạc: tiến hành tiêm bắp/tĩnh mạch và liều tiêm 6h/lần.
  • Người bị bị viêm ruột: uống ampicillin 500mg hay có thể tiến hành tiêm bắp tay/tĩnh mạch, liều dùng là 6h/lần.
  • Nhiễm trùng da hoặc mô mềm: tiêm 250 – 500mg tiêm ở bắp/tĩnh mạch và cách 6h/lần.

Nhiễm khuẩn trong ổ bụng: Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, bệnh nhân uống ampicillin 500mg hay có tiêm ở bắp/tĩnh mạch, cách 6h tiêm một lần.

Người mắc bệnh viêm họng:

  • Sử dụng thuốc uống 250mg;
  • Tiêm ampicillin: các bác sĩ có thể tiến hành tiêm bắp/tĩnh mạch 250 – 500mg;

Điều trị bệnh nhân bị viêm xoang:

  • Uống 250mg và cách 6h/lần;
  • Tiêm bắp/tĩnh mạch: 250 – 500mg;

Liều dùng đối với bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp trên:

  • Sử dụng thuốc uống 250mg;
  • Bên cạnh đó, còn được điều trị bằng cách tiêm bắp/tĩnh mạch với liều lượng 25- – 500mg;

Liều dùng đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Uống ampicillin 500mg hay có thể tiến hành tiêm.
  • Liều dùng để phòng ngừa được bệnh nhiễm khuẩn nhóm B đối với phụ nữ mang thai: tiêm tĩnh mạch 2g đối với liều ban đầu. Tiếp đến tiêm tĩnh mạch 1g và liều dùng 4h/lần cho đến khi sinh.

Trẻ sơ sinh

  • Trẻ 7 ngày tuổi hay nhỏ hơn, <2kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50mg/kg; liều tiêm 12h/lần.
  • Trẻ 7 ngày tuổi hay nhỏ hơn, >2kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50mg/kg, mỗi liều cách nhau 8h.
  • 8 – 28 ngày tuổi, >2kg: tiêm ở bắp/ tĩnh mạch 50mg/kg và liều dùng tương ứng cách nhau 6h/lần.
  • 8 – 28 ngày tuổi, trẻ <2kg: tiêm bắp/tĩnh mạch 50mg/kg và cách 8h/liều.
  • Trẻ >1 tháng tuổi

Trường hợp nhiễm trùng ở mức độ nhẹ đến trung bình: các Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành tiêm bắp/tĩnh mạch: 25 – 37.5mg/kg. Hay có thể dùng thuốc uống 12.5 – 25mg/kg. Liều dùng tối đa đối với những đối tượng này là 4g/ngày.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới