Sơ cứu khi bị bỏng cho trẻ nhỏ cha mẹ không thể bỏ qua

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sơ cứu khi bị bỏng như nào cho đúng cách và không để lại sẹo, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khi bị tai nạn do bỏng nước sôi, bỏng dầu ăn…là điều mà nhiều cha mẹ lo lắng. Dưới đây là các bước sơ cứu khi bị bỏng khoa học nhất để bảo vệ sức khỏe của bé.

Sơ cứu khi bị bỏng đúng cách để tránh các biến chứng của bệnh
Sơ cứu khi bị bỏng đúng cách để tránh các biến chứng của bệnh

Nguyên nhân gây bỏng

Bỏng là tai nạn thường gặp trong cuộc sống nếu chúng ta bất cẩn. Có rất nhiều nguyên nhân gây bỏng khác nhau, việc nắm kỹ các nguyên nhân, kiến thức về bỏng giúp việc sơ cứu khi bị bỏng hiệu quả và tránh được các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Các nguyên nhân chính dẫn đến bỏng ở trẻ nhỏ là bỏng do nhiệt, bỏng do điện, bỏng do hóa chất. Tùy vào các mức độ bỏng gây ra những tổn thương khác nhau. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe được toàn diện, dù ở mức độ nào cũng cần được điều trị kịp thời và đúng cách để hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng tính thẩm mỹ. Nếu không được sơ cứu bỏng đúng cách,  bỏng có thể thay đổi cấu trúc, rối loạn chức năng vùng da tổn thương, trường hợp nặng có thể gây tàn phế hoặc tử vong cho nạn nhân.

Nguyên nhân gây bỏng rình rập quanh cuộc sống
Nguyên nhân gây bỏng rình rập quanh cuộc sống

Các cấp độ bỏng

Tùy vào việc điều trị bỏng theo từng cấp độ mà có những phương pháp sơ cứu người bị bỏng phù hợp.

Cấp độ 1: Cấp độ bỏng bề mặt là bỏng mức độ nhẹ nhất. Vùng da bị bỏng không bị rộp nước mà chỉ xuất hiện các vết đỏ rát như cháy nắng, có thể tự khỏi và không để lại sẹo.

Cấp độ 2: Bỏng một phần da, ở cấp độ 2, vùng da bị bỏng xuất hiện các nốt phỏng như bong bóng nước. Điều trị bỏng đúng cách có thể tránh nguy cơ nhiễm trùng và không để lại sẹo. Trong trường hợp bỏng nặng cần sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa.

Cấp độ 3: Bỏng độ 3 là cấp độ nguy hiểm nhất của bỏng, vết thương có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các mô da và ảnh hưởng tới lớp cơ. Nếu không cấp cứu kịp thời, bỏng độ 3 sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tùy vào từng cấp độ bỏng mà có cách sơ cứu phù hợp
Tùy vào từng cấp độ bỏng mà có cách sơ cứu phù hợp

Sơ cứu khi bị bỏng

Việc sơ cứu khi bị bỏng nhanh chóng là điều quan trọng, tuy nhiên nhanh thôi chưa đủ mà sơ cứu còn cần đúng cách. Do đó cha mẹ cần có kiến thức cơ bản để sơ cứu bỏng cho trẻ em một cách hiệu quả, tránh các tổn thương khác. Các bước sơ cứu khi bị bỏng như sau:

  • Nhanh chóng ngăn chặn các tác nhân gây bỏng (bỏng điện, bỏng lửa, bỏng dầu hỏa…).
  • Ngâm vùng da bị bỏng vào nước sạch để làm dịu vết thương, làm mát hóa chất dính vào vết thương và giảm đau nhanh chóng.
  • Cởi bỏ quần áo, trang sức ở vùng da bị bỏng để làm thoáng vết thương.
  • Dùng băng gạc y tế hoặc vải khô sạch để băng vùng da bị thương. Trường hợp bỏng nặng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ chuyên khoa tiến hành sơ cứu xử lý vết bỏng đúng cách.
  • Trong trường hợp bỏng điện, cần cách ly ngay nguồn điện ra khỏi cơ thể nạn nhân, dùng vật cách điện ngắt điện sau đó đưa trẻ đến khu vực an toàn. Ngâm vùng da bị thương với nước sạch sau đó đưa nạn nhân tới bệnh viện nhanh chóng để tránh các biến chứng xảy ra.

Trên đây là các bước sơ cứu khi bị bỏng cha mẹ cần biết để xử lý nhanh chóng khi con trẻ và người thân khác gặp tai nạn bỏng trong cuộc sống thường ngày.

Hoàng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới