Đại tiện phân đen có nguy hiểm không?
Phân đen sệt, có mùi hôi thối thường là triệu chứng của chảy máu đường tiêu hóa như dạ dày gan, mật, thực quản hoặc ruột non. Tùy vào mức độ xuất huyết, thời gian máu lưu lại trong đường ruột mà bạn có thể nhìn thấy máu đỏ tươi hoặc màu đen.
Đại tiện phân đen có nguy hiểm không?
Vậy đại tiện phân đen có nguy hiểm không?
Đi ngoài phân đen có thể do chế độ ăn không hợp lí, ăn huyết. Hoặc ở phụ nữ mang bầu uống viên sắt cũng có thể bị phân đen. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xuất hiện vài ngày.
Các bác sĩ tư vấn cho biết phân đen nếu do xuất huyết tiêu hóa có thể báo hiệu một căn bệnh nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên, tốc độ và mức độ xuất huyết. Nếu không chẩn đoán kịp thời có thể dẫn đến thiếu máu, xuất huyết và mất máu nặng, Sự di căn của bệnh ung thư, chảy máu đường mật dài ngày có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng và tử vong.
Nhưng khi đi ngoài phân đen kèm theo với những triệu chứng sau thì đó có thể là biểu hiện của những bệnh lí nguy hiểm
- Đau bụng.
- Thay đổi thói quen đi tiêu.
- Tiêu chảy.
- Cảm giác chướng bụng, đầy hơi và chứng khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, đau họng, nhức đâu, phân có mùi hôi thối.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Vàng da.
- Đau kèm theo cảm giác nóng rát trực tràng.
- Giảm cân nhanh
Lưu ý một số triệu chứng bệnh lý học nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng:
- Thay đổi tri giác, ý thức: cơ thể hôn mê và không đáp ứng với kích thích.
- Thay đổi trạng thái tâm thần, hành vi đột ngội, mê sảng, ảo tưởng
- Chóng mặt.
- Sốt cao (hơn 39oC).
- Tim đập nhanh, khó thở, thở đốc, thở khò khè, nghẹt thở..
- Bụng gồng cứng
- Cảm giác đau bụng dữ dội
- Bị tiêu chảy nặng
- Nôn ói máu hoặc chất màu đen (giống như bã cà phê).
Nguyên nhân nào gây nên đại tiện phân có màu đen?
Đại tiện phân đen nguy hiểm không? phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ xuất huyết. Đây là biểu hiện của nhiều bệnh, rối loạn khách nhau như nhiễm trùng, chấn thương, viêm và bệnh ác tính. Tiêu biểu nhất là viêm loét dạ dày (loét dạ dày) và viêm đường tiêu hóa do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs, như ibuprofen và aspirin…).
- Phân có màu đen có thể là do chảy máu đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, ruột non).
- Bệnh về tai mũi họng gây chảy máu (bệnh nhân nuốt máu chảy xuống đường tiêu hóa).
- Phân màu đỏ hoặc màu nâu sẫm do chảy máu đường tiêu hóa thấp như đại tràng, trực tràng hay hậu môn).
- Chấn thương bụng hoặc thực quản.
Nguyên nhân đi đại tiện phân màu đen
- Chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản: có liên quan đến bệnh lý gây xơ gan
- Chảy máu từ dạ dày tá tràng bị viêm hay loét, tổn thương dạ dày tá trong do các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), corticoide, hoặc bia rượu, stress…
- Chảy máu đường mật: do những bệnh liên quan giữa đường mật và mạch máu, túi sỏi mật, viêm đường mật, bệnh mạch máu, chấn thương mật.
- Thiếu máu cục bộ đường ruột: lượng máu giảm sút gây ảnh hưởng đến ruột non, ruột già (đại tràng) hoặc cả hai, tắc nghẽn mạch máu do huyết khối hoặc mảng bám do xơ vữa mạch máu, những tác nhân khác ảnh hưởng sự cung cấp máu cho đường ruột (u, chấn thương, hậu phẫu bụng…) nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm túi thừa (diverticulitis): túi thừa hình thành trên ống đường tiêu hóa, phần cuối đại tràng, khi túi thừa bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, vỡ ra và dẫn đến đại tiện có phân đen.
- Bệnh viêm ruột (bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng), có thể là do ung thư đường tiêu hóa.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán đại tiện phân đen như thế nào?
- Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, xác định mức độ xuất huyết, vị trí xuất huyết thường liên quan đến nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó dùng
- Xét nghiệm CTM, thời gian máu chảy máu đông, nhóm máu…
- Xét nghiệm máu ẩn trong phân
- Siêu âm, chụp cản quang đại tràng và trực tràng, CT-Scan, chụp MRI, nội soi cơ quan tiêu hóa
- Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của chảy máu. Đối với chảy máu nghiêm
Bài viết trên đã giải thích hiện tượng đại tiện phân đen có nguy hiểm không? Bạn nên chú ý các biểu hiện bất thường trên cơ thể để kiểm soát tình hình sức khỏe cho bản thân.
Tuyết: ytevietnam.edu.vn