Danh sách những thực phẩm không nên ăn khi bị nổi mề đay
Người bị bệnh nổi mề đay đa số thường có cơ địa nhạy cảm và sức đề kháng yếu, chính vì vậy việc áp dụng một chế độ ăn hợp lý và phòng tránh những thực phẩm gây nên bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng. Dưới đây là danh sách những thực phẩm không nên ăn khi bị nổi mề đay mọi người nên tham khảo.
- Phương pháp chữa bệnh nổi mề đay từ thảo dược tự nhiên
- Những biến chứng của bệnh nổi mề đay vô cùng nguy hiểm
- Phụ nữ mang thai nổi mề đay cần lưu ý những vấn đề gì?
Những thực phẩm không nên ăn khi bị nổi mề đay
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, việc lựa chọn thực phẩm trong những bữa ăn hàng ngày đối với những người bị bệnh nổi mề đay là vô cùng quan trọng vì thực phẩm là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và là tác nhân làm khởi phát bệnh. Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên chú ý những thực phẩm không nên ăn khi bị nổi mề đay để có thể điều trị bệnh một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay, theo nghiên cứu, yếu tố gây nên những triệu chứng của bệnh nổi mề đay từ thực phẩm chiếm đến 60%. Vì vậy những thực phẩm dưới đây được các bác sĩ khuyến cáo có thể dẫn đến tình trạng phát bệnh nổi mề đay trên cơ thể.
Ăn lạc có thể gây nên nổi mề đay
Lượng protein trong hạt lạc rất phong phú, đây được coi là nguồn dinh dưỡng giúp cho sự phát triển của cây sau này. Hai dạng protein có trong hạt lạc gây nên phản ứng mạnh nhất đối với cơ thể là albumin và vicilin. Đối với lạc luộc hay rang thì ít gây ra những phản ứng đối với cơ thể hơn so với lạc nướng. Tuy nhiên những chất này vẫn bền vững cho dù ở nhiệt độ cao.
Mức gây khởi phát bệnh nổi mề đay trên cơ thể ở ngưỡng được ghi nhận là 1 miligam/hạt lạc. Khối lượng của một hạt lạc trung bình là 500-1000 mg. Điều này cho thấy tỷ lệ 1/1.000 hạt lạc cũng có thể gây nên tình trạng khởi phát bệnh nổi mề đay đối với một số bệnh nhân.
Các loại thịt bò và sữa bò
Đây là nguồn thực phẩm dinh dưỡng chứa lượng protein vô cùng phong phú, chính vì vậy dễ gây nên phản ứng trong huyết thanh, chất dễ gây phản ứng chứa trong thịt bò và sữa bò là protein huyết thanh và casein. Thịt bò và sữa bò là một trong những thực phẩm không nên ăn khi bị nổi mề đay.
Những bệnh nhân có tiền sử bệnh nổi mề đay chỉ cần ăn một chút lượng thực phẩm chế biến từ thịt bò hay sữa bò đều gây ra những phản ứng trên cơ thể. Ở những loại động vật có vú khác cũng có chứa loại protein này những thường không nhiều như thịt bò và sữa bò. Chính vì vậy người bệnh cần cân nhắc, đặc biệt đối với trẻ nhỏ trước khi đưa vào thực đơn hàng ngày.
Các loại rượu bia và đồ uống có ga
Đây là một trong những chất có chứa thành phần dễ gây dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa nhất. Trong bia rượu có chứa vitamin nhóm B và đồ uống có ga dễ gây nên tình trạng kích ứng các dây thần kinh, các tế bào thần kinh khiến tình trạng da nổi mẩn đỏ, ngứa da sau khi uống rượu bia. Tuy nhiên trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa sau khi dùng bia rượu thường xảy ra ở mức độ nhẹ, không gây nên tình trạng sốc phản vệ nguy hiểm đến người bệnh.
Các loại hải sản dễ gây nên nổi mề đay
Hải sản là thuộc nhóm những loại thực phẩm không nên ăn khi bị nổi mề đay. Đây là nhóm thực phẩm khiến nhiều người gặp phải nhất, một số loại thực phẩm như cua, ghẹ,mực,tôm…vì thành phần chủ yếu có trong các loại hải sản là protein parvalbumin có thể gây ra phản ứng ngay lập tức.
Hải sản không chỉ gây nên tình trạng dị ứng bên ngoài mà còn gây ra phản ứng khác như đường tiêu hóa bị rối loạn, sốc phản vệ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh vô cùng nguy hiểm. Đa số người bệnh đều nghĩ nếu nấu hải sản ở nhiệt độ cao sẽ không gây ra tình trạng dị ứng, tuy nhiên điều đó hoàn toàn không đúng vì protein parvalbumin không thể chuyển hóa ở nhiệt độ cao, chính vì vậy các phản ứng vẫn diễn ra. Vì vậy hải sản là một trong những thực phẩm không nên ăn khi bị nổi mề đay mà người bệnh nên lưu ý.
Những loại thực phẩm khác
Những thực phẩm như trứng, bơ, hạt tiêu, các loại nấm, măng…cũng thuộc trong danh sách những thực phẩm không nên ăn khi bị nổi mề đay. Có thể nói bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây nên bệnh nổi mề đay, chính vì vậy mỗi người cần chủ động kiểm tra lại chế độ ăn của bản thân để bệnh không tái phát nhiều lần và tình trạng mẩn ngứa không tiếp diễn.
Đối với trường hợp bị nổi mề đay không rõ nguyên nhân người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời đồng thời thực hiện những xét nghiệm y tế cần thiết để đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp, tránh những biến chứng xấu xảy ra đối với sức khỏe.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn