Đào tạo bác sĩ bằng đề thi đánh giá năng lực
Mới đây, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực y tế đã diễn ra có sự tham dự của Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo bộ Y tế và nhiều đại biểu là bác sĩ trong, ngoài nước.
- Giảng đường thông minh – Mô hình học tập mới của sinh viên ngành Y
- Samsung đưa công nghệ vào đào tạo Y – Dược
- Công bố phương án thi THPT quốc gia 2017
Đào tạo bằng đề thi đánh giá năng lực
Hội nghị đưa ra nhiều ý kiến thay đổi việc đào tạo tuyển sinh ngành Y cho những bác sĩ tương lai theo quy luật đào tạo quốc tế nhưng phải phù hợp với thực tế xã hội nước ta.
Theo đó, lãnh đạo ngành Y tế đã đưa ra mong muốn tổ chức một cuộc thi đánh giá năng lực cho những người sau đại học và đã có bằng bác sĩ đa khoa. Ông Lê Quang Cường – Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, hiện nay các trường Đại học chỉ tổ chức thi phần lớn là nghiêng về lý thuyết, hoặc lý thuyết lâm sàng chứ không phải là đánh giá năng lực theo đúng kinh nghiệm làm nghề.
Việc thi đánh giá năng lực này là do một tổ chức có đủ thẩm quyền thực hiện chứ hông phải do các trường Đại học tổ chức. “Trong thời gian tới, chúng tôi dự kiến xây dựng bộ ngân hàng đề thi quốc gia theo hướng đánh giá năng lực, yêu cầu các trường áp bộ ngân hàng đó để thi. Qua đó sẽ thấy trường nào đào tạo năng lực thật, trường nào chủ yếu lý thuyết mà năng lực không có mấy” – ông Lê Quang Cường.
Đào tạo sau đại học chia thành 2 hệ thống riêng
Hội nghị cũng chỉ ra từ năm 2000 cho đến nay nước ta có thêm 16 trường tham gia đào tạo ngành Y nhưng các tiêu chí tuyển sinh rất đơn giản chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực bác sĩ thị trường hiện nay.
Điều đặc biệt hơn là các trường chưa có bộ tiêu chuẩn đánh giá sinh viên trên mặt bằng trong nước và thế giới. Các trường đại đào tạo ngành Y còn nặng về lý thuyết chứ chưa chú trọng thực tế, kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh.
Việc đào tạo sau đại học chia thành 2 hệ thống song song. Một là hệ nghiên cứu với nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sỹ do Bộ GD – ĐT quản lý. Hệ thứ hai dành cho những người hành nghề khám chữa bệnh với các chương trình đào tạo bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 do chính bộ Y tế quản lý.
Điều này góp phần giải quyết tình trạng bất cập hiện nay ở nước ta là nhiều người có bằng tiến sĩ nhưng lại đang được đào tạo theo hướng chuyên khoa trong khi công việc, nhiệm vụ và trách nhiệm của họ là nghiên cứu – ông Nguyễn Minh Lợi Phó cục Khoa học công nghệ nhận xét.
Ngoài những ý kiến như trên, hội thảo còn đưa ra nhiều phương án thay đổi việc đào tạo ngành Y theo hướng hiện đại đúng quy chuẩn quốc tế nhưng phù hợp với đất nước Việt Nam.
Tất cả những ý kiến dự thảo trên được đề ra trong hội thảo sẽ được trình Chính Phủ trong tháng 10 phê duyệt nhằm thay đổi theo hướng tích cực đào tạo ngành Y của nước nhà.
Trang Phạm – ytevietnam.edu.vn