Đào tạo Đại học ngành Y đặc thù khó rút ngắn thời gian

Theo quy định mới thời gian đào tạo Đại học sẽ rút xuống 3 năm, tuy nhiên quy định trong việc tuyển sinh này không thể áp dụng đối với những ngành đặc thù như ngành Y Dược. Nếu rút ngắn thời gian đào tạo trong ngành Y Dược, sẽ khó đảm bảo chất lượng đầu ra vì trong ngành này sẽ phải học rất nhiều môn.

Đào tạo Đại học chỉ còn 3 năm

Y khoa phải theo mô hình thế nào?

Ở trong ngành Y, có 2 hệ thống đào tạo riêng biệt: nghiên cứu và khám chữa bệnh. Để có thể trở thành bác sĩ, những trường đại học vẫn phải đào tạo bác sĩ đa khoa trong 6 năm. Tuy nhiên, nếu để chuẩn hóa theo mô hình của Chính phủ đưa ra, thì đào tạo y đa khoa sẽ có hai mô hình là 4+2. Trong đó 4 năm đầu là đào tạo cử nhân, rồi chia thành 2 loại, một là cử nhân có thể công tác trong ngành y nhưng không được khám chữa bệnh, hai là học thêm 2 năm để trở thành bác sĩ đa khoa. Sở dĩ không thể rút ngắn thời gian đào tạo ngành y, bởi trong ngành này có rất nhiều môn, nếu như quá dồn ép thời gian, chất lượng đầu ra sẽ có vấn đề, không đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, ngành y nên đào tạo theo mô hình 6+3 trong đó 6 năm trở thành bác sĩ đa khoa và thêm 3 năm nữa để trở thành bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên nếu đào tạo theo mô hình này, chúng ra không thể nào có đủ nhân lực cho những bệnh viện, bởi thời gian học quá dài, không đủ để khám chữa bệnh cho toàn hệ thống.

PGS-TS Phạm Đăng Diệu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, không thể nào áp dụng được khung 3 – 5 năm như quyết định vừa đưa ra. Việc đào tạo bác sĩ nên theo mô hình mới là (4+2)+3 tức là: 4 năm đầu sẽ là cử nhân + 2 năm tiếp theo là thạc sĩ, trong 6 năm này người học sẽ có bằng bác sĩ y khoa. Và để trở thành bác sĩ chuyên khoa cần có 18 tháng thực hành cũng như thêm 3 năm học.

Khó áp dụng được trong ngành Y Dược

Khó rút ngắn được mô hình đào tạo

Dẫu biết rằng, nếu rút ngắn thời gian đào tạo, sẽ giúp tích kiệm được chi phí cũng như thời gian và nhân lực. Thế nhưng với một số ngành như ngành Y sẽ không thể áp dụng được quy định đó, bởi như vậy không thể đảm bảo được đầu ra có chất lượng hay không?

Khi học trong chuyên ngành Y có rất nhiều môn mà thí sinh phải theo học, bên cạnh đó việc áp dụng với thực hành là điều vô cùng cần thiết, nếu như rút ngắn thí sinh sẽ phải học tăng tốc, mà ngành Y đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, cẩn trọng trong quá trình học tập, để có thể ứng dụng khám chữa bệnh trong thực tế.

Chính vì vậy, các trường Đại học cần phải có những mô hình hợp lý, mà vẫn phải đảm bảo được đầu ra của ngành Y có chất lượng tốt nhất.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version