Dấu hiệu cảnh báo người say rượu cần được cấp cứu gấp

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ngộ độc rượu ảnh hưởng tới hô hấp, tim mạch, thần kinh… vì vậy việc nắm được những dấu hiệu nhận biết ngộ độc rượu giúp bệnh nhân thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong gang tấc.

Dấu hiệu cảnh báo người say rượu cần được cấp cứu gấp

Dấu hiệu cảnh báo người say rượu cần được cấp cứu gấp

Rượu ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe

Theo những tin tức y tế mới nhất, rượu chính là nguyên nhân trực tiếp gây ít nhất 30 bệnh và nguyên nhân gián tiếp gây 200 loại bệnh tật, chấn thương, tai nạn giao thông, mất trật tự an ninh trật tự, sức khoẻ suy giảm nghiêm trọng… là những hệ lụy về mặt xã hội do sử dụng rượu, bia. Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu. Rối loạn tâm thần kinh, bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa,…là những bệnh lý thường gặp khi sử dụng rượu bia quá nhiều.

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, theo khuyến cáo cho phép uống bia rượu với tổng lượng khác nhau, nhìn chung dao động từ 10 – 40 g/ngày. Bạn nên uống rượu bia ở mức phù hợp với từng thể trạng của mỗi người, và tuyệt đối không được lạm dụng, những người mắc bệnh mạn tính (xơ gan, đái tháo đường, cao huyết áp…), phụ nữ có thai, trẻ em, lái xe… thì không được uống.

ngộ độc rượu sẽ ảnh hưởng trước hết tới các hệ cơ quan quan trọng như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh...

Ngộ độc rượu sẽ ảnh hưởng tới các hệ cơ quan quan trọng như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh… 

Dấu hiệu cảnh báo người say rượu cần được cấp cứu gấp

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, ngộ độc rượu sẽ ảnh hưởng trước hết tới các hệ cơ quan quan trọng như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh… Vì vậy, phải đưa ngay bệnh nhân say rượu, ngộ độc rượu tới các cơ sở y tế có các y, bác sĩ đã được đào tạo về cấp cứu chống độc.

Một người say rượu được coi là nguy hiểm khi bệnh nhân có các dấu hiệu như hôn mê (gọi không tỉnh), suy hô hấp (thở chậm; ngừng thở; ứ đọng đờm dãi; chất nôn, dịch dạ dày trào ngược vào phổi do bệnh nhân hôn mê không còn phản xạ bảo vệ đường hô hấp…), co giật và các dấu hiệu nguy hiểm khác như hạ đường huyết, chấn thương…Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp không có dấu hiệu bất thường nêu trên, và bệnh nhân có biểu hiện say rượu, cần gọi nhân viên y tế tới để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hạnh giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, tống hết lượng cồn và các chất độc ra khỏi cơ thể là cách đơn giản để vượt qua cảm giác mệt mỏi do say xỉn. Để thoát khỏi mùi khó chịu của bia rượu và cảm giác mệt mỏi bạn có thể tắm nước nóng thêm chút muối vào nước tắm sẽ giúp thúc đẩy quá trình giải độc cơ thể nhưng không nên tắm quá lâu và nên uống một cốc nước lạnh hay nước lọc khi tắm để tránh mất nước quá nhiều. Theo các chuyên gia dinh dưỡng bạn cũng nên nạp lại năng lượng đã mất khi uống quá nhiều để bù lại năng lượng cũng như chất điện giải.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới