Dấu hiệu cho thấy bạn bị ngộ độc thực phẩm và cách điều trị

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ngộ độc thực phẩm là thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào?

Thực phẩm bẩn là nguyên nhân gây ngộ độc
Thực phẩm bẩn là nguyên nhân gây ngộ độc

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm là do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi nấm…). Theo các bác sĩ chuyên khoa về an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.

Sinh vật truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn khác nhau, vi rút và ký sinh trùng hoặc độc tố, dịch tiết của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm. Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn cho thực phẩm có thể tồn tại ở khắp mọi nơi trong không khí, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng hay giao mùa cũng làm các vi khuẩn trong thức ăn phát triển nhanh hơn ngoài ra thì vào các dịp lễ, Tết thì nguy cơ ngộ độc cũng thường xuyên xảy ra.

Một số đối tượng thực phẩm có nguy cơ cao gây ra ngộ độc:

  • Ăn thịt gỏi hay thịt chưa chín kỹ.
  • Ăn cá và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ.
  • Ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ
  • Ăn các món gỏi, ăn một số loại rau sống như cải bruxen, đậu.
  • Uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn, sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.

Triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm là gì?

Khi bị trúng chất độc có trong thức ăn người bệnh có thể biểu hiện ngay nhưng cũng có thể đến vài tiếng, vài ngày sau mới thấy có triệu chứng.

  • Khó chịu trong bụng và buồn nôn

Buồn nôn chính là dấu hiệu thường gặp nhất khi bị ngộ độc thực phẩm. Các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm, hóa chất,… tấn công đường ruột. Lúc này hệ miễn dịch của cơ thể lập tức hoạt động và phản ứng lại bằng cách buồn nôn, nôn mửa để thải bớt độc tố ra ngoài.

Tùy vào mức độ nhiễm độc mà triệu chứng nôn ói sẽ khác nhau, chất độc tiếp nhận càng nhiều thì càng bị nôn thốc nặng. Khi thấy có biểu hiện này cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để sơ cấp cứu. Nôn khiến cơ thể mất sức và mất nước, gây ra tình trạng rối loạn chất điện giải, choáng váng, mất ý thức.

  • Bị tiêu chảy

Sau khi ăn một thời gian bỗng thấy đau, sôi trong bụng và buồn đi tiêu. Số lần đi đại tiện tăng lên nhiều lần. Những dấu hiệu khác thường đi kèm đó là chướng bụng đầy hơi, chuột rút, toát mồ hôi.

Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt và mất nước nghiêm trọng, nghiêm trọng hơn là ngất xỉu, sốt nặng cũng là một dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm.

  • Thân nhiệt tăng, đau nhức đầu

Triệu chứng này thường xuất hiện trong hoặc sau khi bị tiêu chảy nhiều lần. Sở dĩ nhiệt độ cơ thể tăng cao để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Đau nhức đầu cũng là một trong những biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thức ăn, những cơn đau nặng hay nhẹ phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh và mức độ ngộ độc

Lựa chọn thực phẩm sạch, tươi ngon để có sức khỏe tốt
Lựa chọn thực phẩm sạch, tươi ngon để có sức khỏe tốt

Khi thấy có người có triệu chứng ngộ độc thức ăn cần làm gì?

– Kích thích gây nôn:

Đây là nước đầu tiên bạn nên thực hiện để giúp người bị ngộ độc thức ăn thải bỏ độc tố ra ngoài, hạn chế sự hấp thu chất độc bên trong thành ruột.

– Tiến hành bổ sung nước và chất điện giải:

Dễ nhận thấy người bị ngộ độc thức ăn nhanh chóng bị mất nước, mất cân bằng chất điện giải. Nhẹ thì gây mất sức, choáng váng đầu óc, nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nên giúp người gặp nạn bổ sung nước thường xuyên, nhanh chóng tìm mua dung dịch oresol pha với nước để cung cấp thêm chất điện giải.

– Loại bỏ độc trong cơ thể

Bạn có thể dùng than hoạt tính vì chúng có tính năng hấp thụ nhiều loại chất độc khác nhau. Đối với trường hợp ăn bị nhiễm khuẩn sau khi ăn có thể dùng men vi sinh. Sau khi ăn men này các lợi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh và chống chọi lại những vi khuẩn gây hại trong đường ruột.

Với những triệu chứng ngộ độc thức ăn mức độ nhẹ thì có thể khắc phục ngay tại nhà nhưng với tình trạng nghiêm trọng thì cần nhanh chóng sơ cứu rồi chuyển đến bệnh viện gần nhất cấp cứu.

Để tránh ngộ độc thực phẩm mùa hè này, hãy làm theo hướng dẫn đơn giản về an toàn thực phẩm, xử lý thực phẩm: Lựa chọn thực phẩm tươi ngon, chế biến đảm bảo vệ sinh, đồ ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh. Tuyệt đối không ăn đồ ăn đã chế biến nhưng để lâu ngoài môi trường.

Thu Hằng –  Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới