Dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh tự kỷ ở người lớn
Bệnh tự kỷ là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Những người lớn mắc phải bệnh tự kỷ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc. Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn là gì? Tất cả sẽ được thể hiện trong bài viết dưới đây.
- Điểm mặt 8 nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.
- Bệnh tự kỷ liệu có thực sự quá nguy hiểm hay không?
- 4 cách phòng bệnh tự kỉ ở trẻ em mà cha mẹ nên biết.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở người lớn
Mỗi người lớn mắc phải bệnh tự kỷ sẽ có những dấu hiệu nhận biết và biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều có những dấu hiệu chung sau đây:
Cách giao tiếp
- Khi người lớn mắc bệnh tự kỷ thì trong quá trình giao tiếp sẽ gặp phải những vấn đề về ngôn ngữ, cử chỉ và cách biểu lộ cảm xúc. Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn dễ nhận biết nhất.
- Sống cô lập và không có xu hướng kết bạn hay nói chuyện, chia sẻ với bất cứ ai, kể cả những người cùng trang lứa. Trong trường hợp này, nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về cách điều trị bệnh phù hợp nhất.
- Không thể biểu đạt cảm xúc hay sự sẻ chia với những thành công hay thất bại của người thân bên cạnh.
- Những người lớn bị mắc bệnh tự kỷ sẽ không thể thấu hiểu cảm xúc của người khác được hay nói đúng hơn là thiếu sự đồng cảm và chia sẻ.
Trong công việc
Nếu bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ còn đang đi học thì việc học tập sẽ gặp nhiều khó khăn, bệnh nhân sẽ tiếp thu chậm, kết quả học tập sa sút và thường có xu hướng cách ly với bạn bè.
Nếu bệnh nhân đã đến tuổi đi làm và đang làm một công việc nào đó thì thường xuyên không hoàn tốt nhiệm vụ được giao, công việc thì thường tiến hành theo kiểu rập khuôn, ngôn ngữ bị hạn chế (thường lặp đi lặp lại một câu nói nào đó mà người bệnh có ấn tượng). Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn này cũng rất phổ biến ở trẻ em (nếu mắc phải căn bệnh này).
Thường làm phật lòng người khác vì người bệnh gặp phải khó khăn trong việc nghe và tiếp thu, hiểu hết ý nghĩa của câu nói của người khác.
Hành vi
Người lớn khi mắc phải bệnh tự kỷ cũng có những hành vi tương tự như trẻ em. Họ thường có xu hướng tập trung và sử dụng đúng một vật dụng nào đó có thể là quen thuộc hoặc có ấn tượng mạnh. Hành động giữ khư khư đồ vật và không cho người khác động vào là một trong những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn.
Thường có hành động tập trung vào một chủ thể nhất định và bỏ qua những ý kiến hay hành động của người khác.
Những phát hiện mới về chứng bệnh tự kỷ ở người lớn
Bệnh tự kỷ ở người lớn là bệnh lý có thể do nhiễm bệnh từ nhỏ hoặc lớn lên rồi mới phát hiện ra bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau mà người lớn thường có những biểu hiện khác nhau.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có khoảng 20% trường hợp người lớn bị mắc bệnh tự kỷ vẫn có một trí nhớ thông minh, bình thường, vẫn có thể đọc được, nói được, nhưng ngôn ngữ thường đơn điệu và giọng nói bị lạc. Họ vẫn có thể làm việc bình thường nhưng trong công việc thì thường bảo thủ và không tiếp nhận ý kiến của người khác, trong cuộc họp thì thường ngắt lời người khác nhưng lại phát biểu lạc đề.
Số còn lai (80%) trường hợp người lớn mắc bệnh tự kỷ có các biểu hiện như chậm phát triển trí não, ít nói, ít cười, rối loạn thần kinh, ám ảnh quá khức…Đa số bệnh nhân rơi vào trường hợp này thường rất khó điều trị và bị ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, cũng có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ không thể giao tiếp mà chỉ có thể nói chuyện thông qua hình ảnh mặc dù họ không bị câm.
Trên đây là những dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở người lớn phổ biến nhất. Tìm hiểu về dấu hiệu của bệnh sẽ giúp cho mọi người phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Hải Yến – Ytevietnam.edu.vn