Dấu hiệu nhận biết nấm độc và biện pháp xử trí khi bị ngộ độc nấm
Ngộ độc nấm chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi, ngộ độc nấm nếu không được sơ cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
- Chế độ dinh dưỡng giúp phòng tránh ung thư hiệu quả nhất
- Tác dụng bất ngờ của Quả mâm xôi đối với sức khỏe
- Vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người
Dấu hiệu nhận biết nấm độc và biện pháp xử trí khi bị ngộ độc nấm
Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, ngộ độc nấm chỉ xảy ra khi ăn các loại nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi. Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), Nấm đen nhạt, Nấm tán trắng,…
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân thường xuất hiện dấu hiệu ngộ độc nấm sau khi sử dụng khoảng nấm 20 – 30 phút, bệnh nhân thấy nôn nao, khó chịu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi hôi tanh, đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, có khi nổi mẩn đỏ, nếu nặng thì co giật, hôn mê, người mệt nhừ, lạnh toát,,… Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng
Sơ cứu khi bị ngộ độc nấm
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, khi có biểu hiện ngộ độc nấm cần nhanh chóng gây nôn cho người bệnh, trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn. Uống than hoạt: Dược sĩ Đại học chia sẻ, than hoạt có công dụng hấp thụ chất độc có trong nấm, liều 1g/kg cân nặng người bệnh. Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol. Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu người bệnh hôn mê, co giật: Cho người bệnh nằm nghiêng nhanh chóng chuyển bệnh nhân tới bệnh viện hay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.
Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ. Khi đã được điều trị tại cơ sở y tế không tự về nhà trong 1 – 2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết. Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên) để bệnh nhân có cơ hội cứu sống nhiều nhất.
Bệnh nhân thường xuất hiện dấu hiệu ngộ độc nấm sau khi sử dụng khoảng nấm 20 – 30 phút
Phòng ngừa ngộ độc nấm
Theo những tin tức y tế mới nhất, để phòng ngừa ngộ độc nấm, bạn không nên ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm, không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non khó phân biệt; không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa; không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ…đa số những loại nấm này đều là nấm độc. Ngộ độc nấm rất nguy hiểm vì có thể gây tiêu hủy hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào gan, bạch cầu,… gây tử vong hoặc nặng thì gây chỉ cần vài nấm độc lẫn trong món ăn cũng có thể gây ngộ độc, thậm chí làm chết người. Do đó, biện pháp phòng tránh ngộ độc nấm trở nên rất quan trọng.
Ở các địa phương miền núi, khi ăn nấm nên hỏi rõ những người thực sự có kinh nghiệm để nhận biết nấm độc. Chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn. Không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm để xác định được rõ loài độc hay không.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn