Dấu hiệu nhận biết trẻ bị quai bị mà các bậc cha mẹ cần lưu ý?
Bệnh quai bị tuy không nguy hiểm nhưng nếu không biết cách và điều trị đúng kịp thời thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Cha mẹ nên lưu ý những dấu hiệu bệnh quai bị cơ bản sau để có biện pháp phòng tránh cho trẻ.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Điểm khác nhau giữa bệnh lậu ở nam và nữ mà bạn cần biết
- Bị ung thư vú không cần hóa trị vẫn chữa khỏi
Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị là do virus Paramyxovirus gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và ở những trẻ bắt đầu đi học ( khoảng 3-5 tuổi) do tiếp xúc với môi trường mẫu giáo, nhà trẻ, tiểu học.
Khi bị quai bị trẻ sẽ có những biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu,… Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, xảy ra một số biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng,…
Nguyên nhân trẻ bị bệnh quai bị
Trẻ bị quai bị rất dễ lây cho người khác, nguyên nhân gây bệnh quai bị do lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước nhỏ li ti bắn ra khi người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi.
Trẻ trong độ tuổi từ 5-15 tuổi dễ bị mắc bệnh lý quai bị nhất do đây là mội bệnh dễ lây nhiễm nên đa số trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh này. Thậm chí trẻ mới có 5-6 tháng tuổi nhưng do kháng thể chống quai bị được hưởng thụ từ máu và sữa của mẹ bên cũng bị suy giảm và có thể mắc bệnh.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị quai bị
Sau khi bị virus gây bệnh quai bị, trẻ sẽ trải qua thời gian ủ bệnh từ 18-25 ngày, hoàn toàn yên lặng, không có những dấu hiệu hay triệu chứng bộc lộ gì.
Trước khi bệnh được phát hiện khoảng 2 ngày và sau khi viêm tuyến mang tai khoảng 9 ngày là thời gian bệnh có khả năng truyền bệnh. Tiếp đó trẻ sẽ gặp hiện tượng sốt từ 38-38,5 độ C hoặc các triệu chứng nhức đầu, buồn nôn và có thể thấy sưng tuyến nước bọt.
Triệu chứng dễ thấy nhất khi người bệnh mắc bệnh quai bị là tuyến mang tai bị sưng to, dái tai bạnh ra ngoài và má phệ. Sờ vào người không thấy nóng, không đỏ, da bóng, nhưng ấn vào thì lại đau tăng.Thường thì sưng ở 1 tuyến trước nhiều ngày rồi tuyến bên kia bị sưng, nhưng bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến 1 tuyến.
Trường hợp sưng cả 2 bên tuyến, mang tai trẻ sẽ tạo ra bộ mặt có hình dáng như quả lê và khó khăn khi nhai, nuốt. Sau khoảng 6-7 ngày, tuyến sưng sẽ giảm dần rồi trở lại bình thường.
Trẻ sẽ thấy xuất hiện những cơn đau đầu và ngày càng trở nên dữ dội sau các tuyến ở mang tai khi đã bị sưng lên. Trẻ sợ tiếp xúc với ánh sáng chói, thường chán ăn và có thể nôn, thậm chí là vẫn còn tiếp diễn sau khi các tuyến ở vùng mang tai đã hết sưng.
Sau vài ngày các triệu chứng sẽ hết nhưng bệnh nhân vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác tới khi hết hẳn. Đôi khi, bệnh quai bị qua đi mà người bệnh không hay biết do tuyến không sưng trong vụ dịch quai bị. Cũng có trường hợp bệnh nhân có triệu chứng viêm tinh hoàn ở những người trưởng thành nhưng tuyến nước bọt không hề sưng to.
Tuy nhiên những dấu hiệu trẻ bị quai bị sẽ suy giảm sau khoảng 5-10 ngày. Do vậy mà khi thấy những dấu hiệu trẻ mắc quai bị thì cha mẹ nên cho trẻ đến ngay cở Y tế để các bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.
Hiền-Ytevietnam.edu.vn