Dấu hiệu nhận biết và biện pháp xử trí khi trẻ bị lồng ruột

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, Lồng ruột nếu không được khám và xử trí kịp thời có thể gây tắc ruột, hoại tử ruột thậm chí là tử vong cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết và biện pháp xử trí khi trẻ bị lồng ruột

Dấu hiệu nhận biết và biện pháp xử trí khi trẻ bị lồng ruột

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị lồng ruột

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, lồng ruột là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới (hay ngược lại), làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm. Trong đó, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi.

Nhiều giả thiết cho rằng đây là thời kỳ bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm nên ruột dễ co bóp bất thường. Thêm vào đó, do kích thước của các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột. Hầu hết các trường hợp lồng ruột không xác định được nguyên nhân. Ngoài ra, trong một số trường hợp, lồng ruột có liên quan đến các bất thường như u bướu, polype trong lòng ruột hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột.

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, khi thấy trẻ đang ăn uống bình thường bỗng khóc thét, bỏ bú, da tím tái, báo hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau, trẻ có triệu chứng đột ngột đau bụng dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú, có thể kèm theo nôn ói nhiều lần Sau đó trẻ tạm thời nín khóc, thậm chí bú lại nhưng khi cơn đau tái phát, trẻ lại khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, nôn. Vài giờ sau, trẻ mệt lả, da xanh nhợt.

Nhìn trẻ giảm sút rõ rệt: da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng, khoảng 6-12 tiếng sau, trẻ đi cầu ra máu tươi có lẫn chút nhầy, 24 giờ đầu trẻ không xử trí gì trẻ sẽ bị nôn liên tục, bụng trướng dần lên, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp nông, dấu hiệu ruột bắt đầu hoại tử. Đối với những trẻ đang bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay những trẻ đã từng bị lồng ruột thì việc trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn cũng là một dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột.

Trẻ có biểu hiện sốt cao, suy nhược, quấy khóc

Trẻ có biểu hiện sốt cao, suy nhược, quấy khóc

Cách xử trí khi trẻ bị lồng ruột

Do lồng ruột diễn biến rất nhanh nên ngay khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn, cần đưa ngay trẻ tới một cơ sở cấp cứu ngoại khoa, Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, nếu đúng là lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi, nghĩa là bằng cách đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn.

Theo những tin tức y tế mới nhất, trong trường hợp đến trễ hơn 24 giờ, đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu và hoại tử, các bác sĩ phải phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp, trẻ dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng. Nếu trẻ được đưa đến quá muộn (thường trên 6 giờ) thì thường cần phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc đã hiểu hơn về chứng bệnh lồng ruột ở trẻ và có biện pháp theo dõi và phòng bệnh hiệu quả cho trẻ.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới