Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em có những biểu hiện gì?
Những dấu hiệu nổi ban đỏ hay nổi mề đay là những dấu hiệu đầu tiên để nhận nhận biết dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ. Tuy nhiên ngoài triệu chứng trên còn xuất hiện những triệu chứng khác đi kèm, vì vậy cha mẹ cần phải có những kiến thức cơ bản nhất để phát hiện cũng như điều trị kịp thời, không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.
- 5 biểu hiện của dị ứng thuốc đặc biệt lưu ý đối với người bệnh
- Các biện pháp phòng chống dị ứng thuốc ở trẻ
- Các hội chứng dị ứng thuốc ở trẻ mà mẹ nên biết
Những biểu hiện dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em
Nổi ban đỏ
Triệu chứng này thường xuất hiện dưới dạng màu đỏ tươi hoặc bầm tím, bắt đầu bằng những nốt nhỏ có mủ ở phía trên, sưng và có hiện tượng ngứa. Các nốt ban đỏ ban đầu xuất hiện ở cổ sau đó lan xuống lưng và toàn có thể. Một số trường hợp các nốt ban phát triển nặng gây nên hiện tượng nhiễm trùng da. Vì vậy trong trường hợp này cha mẹ cần phải giữ vệ sinh cho trẻ.
Nổi ban có màu hồng tươi
Triệu chứng nổi ban màu hồng tươi là một trong những triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em, thường có hiện tượng xuất hiện các nốt ban với mật độ dày, nổi gồ lên trên da, sần giống như bị sởi. Bên cạnh đó trẻ còn kèm theo hiện tượng sốt nhẹ. Nguyên nhân này là do trẻ sử dụng thuốc pennicillin. Khi mua các loại thuốc này ở nhà thuốc GPP cần phải có sự cho phép theo đơn thuốc của bác sĩ, không được tự ý điều trị.
Nổi mề đay
Dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ còn biểu hiện dưới dạng nổi mề đay, các nốt mề đay mọc nhiều dày đặc và kích cỡ không giống nhau. Hiện tượng nổi mề đay còn kèm theo biểu hiện ngứa kèm theo đau khớp, sốt và một số triệu chứng khác. Loại dị ứng này thường phản ứng khi trẻ sử dụng các loại vác xin sởi, chống uống ván…
Nổi mụn nước
Nổi mụn nước là một trong những triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh gây nên vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Đây là một trong những biểu hiện nguy hiểm nhất, nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Bên cạnh đó triệu chứng còn đi kèm với các biểu hiện khác như hôn mê, sốt cao, loạn nhịp tim và gây tổn thương tới các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nhận biết những biểu hiện dị ứng thuốc ở trẻ sẽ giúp điều trị bệnh một cách nhanh chóng và không gây hậu quả nghiêm trọng.
Phòng ngừa dị ứng thuốc ở trẻ
Nếu điều trị thuốc kháng sinh cho trẻ, nhận thấy những biểu hiện lạ và bất thường cần phải ngừng ngay thuốc và đến bác sĩ chuyên khoa để khám và có hướng xử lý thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý điều trị và theo phương pháp dân gian.
Để phòng ngừa dị ứng thuốc ở trẻ, nếu trước đây trẻ đã có hiện tượng dị ứng thuốc thì tuyệt đối không được dùng lại thuốc đó để điều trị, vì nếu chẳng may trẻ bị uống lại chính loại thuốc đã gây dị ứng trước đó thì vô cùng nguy hiểm đối với trẻ.
Nếu trẻ áp dụng điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh dưới dạng tiêm thì nên thử phản ứng và làm các xét nghiệm y tế cần thiết trước khi sử dụng, tránh trường hợp sốc thuốc và sốc phản vệ gây tử vong cho trẻ.
Ngoài ra, không nên lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và dùng đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thông báo cho bác sĩ khi trẻ bị dị ứng hoặc khi mua thuốc ở nhà thuốc GPP cũng phải thông báo cho dược sĩ biết.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn