Điểm mặt 4 nguyên nhân gây cong vẹo cột sống thường gặp
Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh cong vẹo cột sống ngày càng tăng nhanh. Có rất nhiều nguyên nhân gây cong vẹo cột sống mà chúng ta thường không để ý đến!
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cong vẹo cột sống cha mẹ cần lưu ý
- Bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em và cách phòng ngừa
- Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Bệnh hình thành từ thời kỳ thai nhi
Cong vẹo cột sống là bệnh khiến các đốt sống lệch hẳn sang một bên hoặc bị cong ra trước, gây ra các tư thế lưng gù, lưng ưỡn, vai so…
Ít người biết rằng, cong vẹo cột sống có thể bị mắc phải ngay từ khi em bé còn nằm trong bụng mẹ vì những lí do như: thai ngược, bị co quắp thiếu không gian trong tử cung, chế độ dinh dưỡng và giữ gìn sức khỏe của mẹ kém khiến trẻ có thể mắc khiếm khuyết về một số bộ phận khi sinh ra, trong đó có cột sống..
Ngoài ra, những chi tiết tưởng chừng rất đơn giản trong quá trình chăm sóc trẻ như cách bế ẵm, cách đặt ngồi, dậy đi…đều tiềm ẩn nhiều khả năng gây cong vẹo cột sống mà nếu không chú ý, phụ huynh sẽ không bảo vệ được sức khỏe toàn diện cho con.
Các nguyên nhân gây cong vẹo cột sống
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây cong vẹo cột sống được chia thành 3 lí do chính sau:
- Do di truyền
Tuy xuất hiện với tần suất nhỏ nhưng di truyền cũng là một trong những yếu tố dẫn đến cong vẹo cột sống. Khi trong gia đình có người mắc bệnh lý này thì tỉ lệ di truyền đến đời sau có thể xảy ra.
- Do bẩm sinh.
Nhiều trẻ em ngay khi sinh ra đã mang dị tật về thần kinh não và tủy sống, là tác nhân chính gây ra bệnh lý học cong vẹo cột sống. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho biết nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến cột sống, góp phần gây ra chứng vẹo cột sống ở trẻ vị thành niên.
- Do chấn thương
Những chấn thương trong quá trình lao động, chơi thể thao, tai nạn giao thông…tác động trực tiếp lên cột sống sẽ gây ra cong vẹo cột sống
- Do sinh hoạt
Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống do sinh hoạt chủ yếu bắt nguồn từ tư thế ngồi không đúng. Việc ngồi không thẳng lưng, thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cong vẹo, gù,… Với trẻ em độ tuổi học đường, đeo balo quá nặng hoặc lệch vai cũng là nguyên nhân khiến cột sống bị cong vẹo.
Dù ở mức độ ít hay nhiều thì bệnh lý này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, gây bất ổn ở cơ quan nội tạng như tim, phổi…
Các mức độ cong vẹo cột sống và cách điều trị
Tùy vào mức độ thương tổn mà cong vẹo cột sống có các dị tật khác nhau. Tuy nhiên căn bệnh được xếp theo các mức độ nặng nhẹ mà phân loại như sau:
- Mức độ 1: Mức độ nhẹ nhất, hình thể vẹo chưa rõ ràng, khó phát hiện được bằng mắt thường, không gây đau đớn và không tác động đến chức năng hô hấp.
- Mức độ 2: Thấy được hình dáng cong vẹo cột sống khi đứng thẳng. Ụ lồi sườn xuất hiện. Chức năng hô hấp bị ảnh hưởng.
- Mức độ 3: Tư thế lệch có thể nhìn thấy rõ, chiều dài của năng bị ngắn lại, cột sống cong khiến quá trình hô hấp khó khăn. Đặc biệt với phụ nữ, các bác sĩ cảnh báo việc khung xương chậu bị biến dạng gây khó sinh con.
Làm thế nào để điều trị cong vẹo cột sống hiệu quả nhất?
Với những trường hợp cột sống nhẹ, không gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên với trường hợp nặng thì việc tư vấn của bác sĩ là cần thiết. Quá trình điều trị bệnh cong vẹo cột sống diễn ra lâu dài và tốn kém, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và quyết tâm cao. Hai phương pháp điều trị cong vẹo cuộc sống chính là chỉnh hình đôi – Nẹp và phẫu thuật.
Chỉnh hình đôi-nẹp thường được lựa chọn cho trẻ chưa thành niên bị vẹo cột sống, khi xương sống chưa phát triển hết, còn lại hầu hết các trường hợp nặng đều phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn