Điều trị viêm tai ngoài như thế nào là hiệu quả nhất
Bệnh viêm tai ngoài chủ yếu xảy ra ở trẻ em, khi tai bị tổn thương làm vi khuẩn xâm nhập khiến ống tai bị viêm nhiễm. Căn bệnh này nếu chỉ ở giai đoàn không khó điều trị . Một số phương pháp điều trị viêm tai ngoài thông dụng đó là dùng thuốc chống viêm nhiễm hoặc thuốc nhỏ tai…
Dấu hiệu nhận biết viêm tai ngoài.
Khi mẹ và bé bị viêm tai ngoài sẽ có cảm giác ngứa nhiều ở ống tai, da ống tai đỏ. Nếu tình trạng viêm do nấm thì trên thành ống tai có thể xuất hiện những vết đen hoặc vàng xanh.
Người bị viêm tai ngoài có thể sẽ thấy đau trong tai và lan sang nửa đầu, trong ống tai có nước rỉ, lông ông tai hẹp. Dịch rỉ lúc dầu ở dạng trong nhưng về sau có thể thành mủ đục. Khi ấn vào tai sẽ có cảm giác đau. Càng để lâu người bện sẽ thấy xuất hiện thêm những triệu chứng đau tăng, ăn kém, ngủ kém, sụt cân, ống tai có thể bị bịt kín làm sức nghe giả…
Nếu trường hợp viêm tai ngoài do vi rút thì người bệnh sẽ thấy đau dữ dội, nổi mụn nước trong ống tai trước, sau vành tai. Nếu không điều trị viêm tai ngoài kịp thời có thể gây rối loạn thăng bằng, liệt tai.
Nguyên nhân gây viêm tai ngoài
Thông thường khi thay đổi môi trường đột ngột là nguyên nhân dễ gây bệnh lý viêm tai ngoài nhất. Khi chúng ta tắm gội, bơi lội làm nước chảy vào tai, khiến nước ngấm vào phá vỡ các tầng bảo vệ cho tai khiến tai bị vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt khi tiếp xúc với nước bẩn nếu không cẩn thận rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm tai.
Ngoài ra do ống tai có tính axit, nên nếu thay đổi môi trường axit đột ngột có thể làm sức đề kháng của tai giảm dễ gây viêm tai. Hơn nữa khi chúng ta ngoái tai hoặc không cẩn thận để những vật sắc nhọn tác động đến ống tai gây tổn thương co da cũng dễ gây tình trạng viêm tai.
Một nguyên nhân cũng hay gặp đó là tình trạng viêm tai ngoài do viêm tai giữa gây nên, bởi khi bị viêm tai giữa, dịch mủ chảy sang ống tai ngoài gây tình trạng kích thích ống tai làm tổn hại đến tai làm cho ống tai ngoài tổn thương và viêm nhiễm.
Điều trị viêm tai ngoài
Để điều trị viêm tai ngoài ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành chuẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, soi tai, xét nghiệm tốc độ lắng máu, chụp CT Scan cho tai.
Sau đó bạn có thể được điều trị thông qua việc bài mủ, kháng khuẩn tiêu sưng, loại bỏ viêm nhiễm. Điều trị sử dụng thuốc nhỏ tai, nếu viêm nhiễm nặng có thể phải điều trị bằng kháng sinh.
Ngoài ra các bác sĩ có thể sử dụng những kỹ thuật xâm lấn tối thiểu DNR để xử lý ổ viêm nhiễm ngăn ngừa tái phát.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn