Đổ mồ hôi trộm ở trẻ – nguyên nhân và hướng xử lý

Chào bác sĩ, Bé nhà tôi 3 tuổi, khoảng 2 tuần đổ lại tôi thấy bé có hiện tượng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm, vậy nhờ bác sĩ tư vấn, đổ mồ hôi trộm có ảnh hưởng gì không và xử lý ra sao?

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ – nguyên nhân và hướng xử lý

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ – nguyên nhân và hướng xử lý 

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur cho biết, hiện tượng ra mồ hôi là một dấu hiệu sinh lý tự nhiên giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể và giúp thải các chất độc trong cơ thể ra bên ngoài bằng việc bài tiết mồ hôi. Bên cạnh đó, trẻ thường có xuất hiện hiện tượng ra mồ hôi trộm thường xuyên, điều này được xem là không tốt cho sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng trẻ bị ra rất nhiều mồ hôi trong trạng thái hoàn toàn tĩnh, trẻ không hề vận động nhiều, chạy nhảy hay vui chơi, hiện tượng này thường xuất hiện vào ban đêm. Đổ mồ hôi trộm không liên quan đến nhiệt độ môi trường và chỉ khi ngủ mới xuất hiện, hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ở trẻ vì ở trẻ hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện và dễ bị rối loạn. Vậy do đâu mà trẻ có hiện tượng đổ mồ hôi trộm?

Nguyên nhân trẻ bị đổ mồ hôi trộm

Do thiếu Vitamin D

Việc thiếu Vitamin D ở trẻ dưới 1 tuổi sẽ dẫn đến hiện tượng thường xuất hiện đổ mồ hôi trộm do ở giai đoạn này hệ xương của trẻ đang được phát triển mạnh,.. mồ hôi thường xuất hiện ở vùng trán, sau gáy,… ngay cả khi thời tiết lạnh hay cả khi bé đang ngủ.

Trẻ có vấn đề về tim bẩm sinh

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, hiện tượng mồ hôi trộm không chỉ diễn ra trong lúc ngủ mà trong các hoạt động khác cũng xuất hiện nhiều mồ hôi thì có thể đó là dấu hiệu của tim bẩm sinh. Ba mẹ cần chú ý và cho bé đến các cơ sở khám chữa bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị.

Trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi cũng là hiện tượng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ, việc tiết mồ hồi là cách để cơ thể có thể tự cân bằng nhiệt độ, tuy nhiên nếu để trẻ ở trong phòng lạnh, không khí thoáng mát, ít vận động vui chơi nhưng trẻ vẫn đổ nhiều mồ hôi thì có thể bé đang mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Ba mẹ cũng cần theo dõi và đưa trẻ đi đến cơ sở khám chữa bệnh để có hướng điều trị kịp thời.

Cách chữa trị cho trẻ mắc chứng đổ mồ hôi trộm

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc tắm nắng sẽ giúp trẻ hấp thụ Vitamin D vừa góp phần giúp bé không còn bị đổ mồ hôi trộm, thời điểm thích hợp để tắm nắng cho trẻ là 6h30-7h30 vào mùa hè và vào mùa lạnh thời gian từ 9-10h sáng, chỉ nên cho bé tắm nắng khoảng 15-30 phút.

Tắm nắng cho trẻ

 Lá đinh lăng có công dụng trong việc điều trị chứng đổ mồ hôi trộm, lá cây đinh lăng sao khô làm gối hoặc mẹ có thể trải xuống giường sẽ giúp đả thông kinh lạc trong cơ thể, tránh hiện tượng mồ hôi ở đầu, ở gáy, giúp bé có giấc ngủ ngon hơn mà không bị giật mình

Một trong những loại thuốc có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị chứng ra mồ hôi trộm trong Đông Y rau má và lá dâu tằm

Bạn có thể sử dụng: Rau má, lá dâu tằm phơi khô hoặc xao khô, mỗi lần dùng 10gr lá dâu tằm khô và  rau má khô 5gr  cho vào ấm cùng 200 ml nước nấu sôi để lấy nước uống trong ngày, mỗi đợt nên uống trong khoảng 5-7 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.

Mẹ thường xuyên bổ sung các loại rau, quả có tính mát như rau má, rau cải ngọ, cải đắng, thanh long, cam, quýt,… đây là những thực phẩm cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên không cho trẻ ăn quá nhiều các loại thực phẩm có tính nóng như: Dầu mỡ, bò, cá biển, tôm,… các loại trái cây như sầu riêng, mít, xoài,…. Các loại thực phẩm này chứa nhiều năng lượng, sinh nhiệt nhiều khi chuyển hóa sẽ rất dễ khiến cho cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi, gây ngứa, hoặc có thể gây hiện tượng nổi mụn ngoài da.

Ytevietnam.edu.vn.

Exit mobile version