Đổi mới cơ chế hoạt động ở cơ sở y tế từ “bao cấp” sang “tự chủ” có khả thi?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo tin tức mới nhất về y tế thì ngày 20/5 tại buổi làm việc với Bộ Y tế về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định cơ chế quản lý các cơ sở y tế hiện nay chưa thực sự hiệu quả và cần thay đổi. Thông tin này cũng được một người thân của một bạn sinh viên đang theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trao đổi với chúng tôi.

Bộ Y tế đang đưa ra nhiều đề xuất liên quan tới mô hình quản trị bệnh viện, cơ cấu tổ chức, thanh toán BHYT để thực hiện mục tiêu đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở y tế.

Ngày 20/5 Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã làm việc với Bộ Y tế về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại buổi làm việc Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thời gian qua, ngành Y tế đã cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho người dân và DN.

Cụ thể, Bộ Y tế đã hoàn thành việc đơn giản hóa 221/225 thủ tục hành chính (đạt 98,22%); 100% các thủ tục hành chính công đã được cung cấp ở mức độ 2, trong đó 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đã ứng dụng chữ ký số và trả kết quả trực tuyến trong các dịch vụ công trực tuyến.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: DN

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: DN

Bên cạnh đó Bộ Y tế đã áp dụng cơ chế một cửa quốc gia đối với hoạt động cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và nhập khẩu thuốc thành phẩm có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, rút ngắn đáng kể thời gian cho DN cũng như cơ quan quản lý.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hoàn thành việc kết nối liên thông cơ sở dữ liệu giữa cơ sở khám, chữa bệnh với cơ quan bảo hiểm xã hội nhằm quản lý đầy đủ, chính xác thông tin về người bệnh và thuận lợi cho người bệnh trong khám chữa bệnh và thanh toán BHYT.

Dù đạt được nhiều kết quả khả quan song Bộ trưởng Bộ Y tế thừa nhận, việc triển khai cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp Y tế công lập hiện vẫn gặp một số hạn chế, bất cập. Cụ thể, ngành Y tế chưa xây dựng được mô hình quản trị tương tự như DN gồm Hội đồng quản lý, Ban kiểm soát, thuê giám đốc điều hành, cơ chế công khai, minh bạch các hoạt động, tài chính của các đơn vị đã tự chủ chi thường xuyên và đầu tư, tự chủ chi thường xuyên để tạo điều kiện, phát huy tối đa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị.

Cũng theo Bộ trưởng Y tế, hiện nhiều đơn vị vẫn chưa muốn tự chủ, tự chịu trách nhiệm mà vẫn muốn được ngân sách Nhà nước bao cấp nên chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo. Các địa phương chưa phân cấp, phân quyền trong việc tuyển dụng (nhiều địa phương việc tuyển dụng do Sở Nội vụ thực hiện chưa giao cho Sở Y tế hoặc thủ trưởng đơn vị…).

Đặc biệt, năng lực quản lý, quản trị của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp, đặc biệt giám đốc bệnh viện còn hạn chế mặc dù chuyên môn giỏi (do tiêu chí, tiêu chuẩn và quy trình bổ nhiệm chưa phù hợp, đào tạo kỹ năng, cập nhật kiến thức về quản lý, quản trị chưa được chú trọng mà chỉ chú trọng vào chuyên môn).

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, nếu duy trì mô hình tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động, tài chính như đơn vị sự nghiệp hiện nay thì không hiệu quả, vì vậy, cần phải đổi mới việc quản lý các đơn vị, đặc biệt là các bệnh viện trên tinh thần giao quyền tự chủ toàn diện, cho phép một số bệnh viện tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư được hoạt động tương tự mô hình DN, người làm việc trong các bệnh viện này là người lao động, theo quy định tại Bộ Luật lao động, không thực hiện theo quy định của Luật công chức, Luật viên chức.

Bên cạnh đó, theo đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, cần có cơ chế đặc thù về số lượng lãnh đạo đối với một số đơn vị có nhiều cơ sở, đối với các đơn vị do sáp nhập các đơn vị trong quá trình sắp xếp, tinh giản bộ máy. Đối với các đơn vị theo yêu cầu phải tăng số giường bệnh, được quyết định số lượng hợp đồng đối với cả người làm chuyên môn y tế (hiện nay Nghị định 68 chỉ cho phép hợp đồng đối với lao động giản đơn).

Cơ chế quản lý của bệnh viện công đang còn nhiều bất cập

Cơ chế quản lý của bệnh viện công đang còn nhiều bất cập

Đồng thời theo vị này cần thống nhất về nhận thức, quan điểm về việc xã hội hóa trong các cơ sở y tế công, tránh việc cho rằng xã hội hóa là “công, tư” lẫn lộn, trong khi đã “xã hội hóa” thì bắt buộc phải có sự tham gia của tư nhân.

Còn đại diện Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho rằng, nên cho phép thực hiện BHYT xã hội nhiều mức đóng theo lương, có mức cơ bản, có mức nâng cao để khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia BHYT. Nhà nước mua và hỗ trợ cho một số đối tượng theo mức BHYT cơ bản, được hưởng gói quyền lợi cơ bản. Các đối tượng có nhu cầu, có khả năng tài chính có thể tham gia và hưởng các dịch vụ ngoài gói cơ bản.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng tất cả những đổi mới về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính cũng nhằm mục tiêu là tăng cường năng lực, quy mô, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, do vậy yêu cầu ngành Y tế cần tiến hành khẩn trương song cũng thận trọng, có đánh giá nhìn nhận khách quan từ thực tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế cần xem xét lại kiến nghị hạn chế và tiến tới xóa bỏ đơn vị chủ quản vì đơn vị sự nghiệp khác với DN; đồng thời đánh giá kỹ về hiệu quả, chức năng của các trung tâm y tế và phòng khám; xem xét lại quá trình sắp xếp theo địa giới và khu vực.

“Từ đó, Bộ cần đề xuất những giải pháp thực sự mạnh và đột phá; các chính sách y tế liên quan đến bảo hiểm y tế, thông tuyến, phân hạng bệnh viện cũng cần có tiêu chí rõ ràng, khoa học”, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Nguồn Theo Báo Hải Quan – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới