Đừng cố biện minh cho bạo hành Y tế
Dư luận thường đặt ra câu hỏi “không có lửa làm sao có khói?” mỗi khi có bạo hành y tế xảy ra, nghiễm nhiên họ đổ lỗi cho nhân viên y tế gây ra.
- Định kiến ngành Y bao giờ mới chấm dứt?
- Viết cho cô gái ngành Y gần 30 nhưng chưa gặp đúng người
- Gái ngành Y trưởng thành bằng sự chia ly
Bệnh nhân đi chữa bệnh với bao bức xúc
Mỗi ngày ở tuyến bệnh viện Trung ương tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu với mức độ phức tạp khác nhau trong đó tai nạn giao thông, đâm chém chiếm khoảng 70%. Không ít người nhà bệnh nhân đem cả bức xức vào viện chỉ cần một chút không hài lòng họ sẵn sàng xả vào nhân viên y tế vì lúc đó sự giận dữ lên đỉnh điểm. Thậm chí có những trường hợp các đối tượng vẫn còn truy sát nhau trong viện, còn việc lăng mạ chửi bới nhân viên y tế diễn ra như cơm bữa.
Đừng cố biện minh cho bạo hành Y tế
Bác sĩ Hoàng Minh công tác tại bệnh viện Đa khoa Hà Đông phụ trách Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cho biết: Có hai dạng bạo hành y tế , nhẹ thì họ chỉ chửi bởi, lăng mạ nhân phẩm, danh dự người thầy thuốc, nặng thì bất chấp dẫn đến việc hành hung Bác sĩ, nhân viên y tế. Dù bạo hành dưới hình thức nào cũng đều ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần làm việc chung của mọi người đặc biệt khi Bác sĩ đang thực hiện cấp cứu cho người bệnh. Dẫu biết đó là các hành vi phạm pháp nhưng họ vẫn cố tình để xảy ra, nếu như người khác có thể tự vệ cho bản thân mình thì các cán bộ nhân viên y tế không được phép phản kháng, nếu không kịp chạy chỉ còn nước chịu hành hung thô bạo từ họ.
Dường như y học ngày càng phát triển thì dư luận xã hội càng khó chấp nhận những cống hiến của ngành Y. Trong khi trước đây mối quan hệ giữa người thầy thuốc và bệnh nhân vô cùng tốt đẹp, còn hiện nay không chỉ đạo đức xuống cấp mà mặt trái của nền kinh tế thị trường khiến mối quan hệ đó bị méo mó, người dân mất dần niềm tin vào các thầy thuốc.
Nếu nhìn thực tế vào các nước tư bản họ lại rất coi trọng ngành Y, đó là một dịch vụ đặc biệt có liên quan đến sức khỏe con người nên rất chú trọng tạo dựng mối quan hệ giữa bệnh nhân và Bác sĩ. Chính vì vậy ở nước họ ít khi xảy ra các vụ bạo hành y tế đến đau lòng như ở nước ta.
Chị Thu Thủy thực tập viên tại bệnh viện Bạch Mai từng theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược học cuối tuần cho biết: Đôi khi sự bức xúc của bệnh nhân người nhà bệnh nhân do sự quá tải, bệnh nhân đông, cơ sở vật chất còn hạn chế… khiến họ không kiềm chế được hành động vô nhân tính của mình.
Loay hoay tìm cách giải quyết bạo hành y tế
Hầu như các vụ bạo hành y tế đều có xuất phát từ sự bức xúc mang tính chủ quan và khách quan tuy nhiên chúng ta cần tìm cách giải quyết các vấn đề đó ra sao. Vấn đề này cần có sự vào cuộc của cả xã hội và giáo dục, chúng ta vẫn đang loay hoay và mắc kẹt trong việc giải quyết các vấn từ bức xúc chuyển sang hành hung và rất cần các điều luật quy định rõ ràng để răn đe các hành vi tái diễn.
Đồng thời bệnh viện cũng cần phối hợp với các lực lượng bảo vệ bên ngoài để giữ trật tự an ninh trong bệnh viện, trang bị đầy đủ hệ thống camera, nút báo động khi có nguy cơ bạo hành để chống các hành vi bạo lực với nhân viên y tế. Giảng viên Hoài Anh giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Hiện nay các bệnh viện công khó có thể tự chủ được việc bảo vệ cán bộ nhân viên y tế bởi nguồn lực kinh tế không đủ chi và rất nhiều áp lực đi kèm. Trong khi nhân viên y tế không có quyền kháng cự, Bác sĩ không thể quay ra đối đáp với bệnh nhân bằng những lời nói tục tĩu như dân anh chị xã hội sẽ không ai có thể chấp nhận được.
Không ít người cho ràng bạo hành y tế do lỗi của nhân viên y tế cứ chèn ép, đối xử không đúng,thái độ… với bệnh nhân. Đây là một vấn đề nhạy cảm nên chỉ cần một chút sơ suất thôi những cán bộ y tế sẽ bị soi xét phản ánh vô cùng gay gắt, vậy nên đôi khi những người bị bạo hành chẳng muốn lên tiếng để mọi chuyện qua đi.
Nếu thực sự coi ngành y như một dịch vụ đặc biệt cả bệnh nhân và người thầy thuốc cũng cần thay đổi thái độ ứng xử với nhau mới có thể cải thiện mối quan hệ này tốt hơn. Bởi vì ngành y cũng là một ngành dịch vụ cần phải thay đổi quan niệm suy nghĩ để giúp xã hội phát triển tốt hơn.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn