Dược sĩ Cao đẳng Dược cảnh báo triệu chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dược sĩ Cao đẳng Dược cảnh báo triệu chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Dược sĩ Cao đẳng Dược cảnh báo triệu chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị. Biến chứng này chiếm tỷ lệ 20 đến 35% người sau độ tuổi dậy thì, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng từ 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện đồng thời khi phát bệnh. Biến chứng gây nên tình trạng tinh hoàn sưng to, đau, mào căng phù kèm theo viêm sốt kéo dài 3 đến 7 ngày, sau đó xuất hiện tình trạng tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến nguy cơ giảm số lượng tinh trùng và gây nên tình trạng vô sinh ở đàn ông.

Tổn thương thần kinh: Bệnh nhân có hiện tượng như khó chịu, thay đổi tính cách, viêm não chiếm tỷ lệ 0,5%, nhức đầu, co giật, rối loại thị giác, rối loạn tri giác, đầu to do não úng tuỷ. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm đa rễ thần kinh, viêm tuỷ sống cắt ngang.

Theo Dược sĩ Trần Thu Hằng – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết biến chứng viêm buồng trứng chiếm tỷ lệ 7% ở nữ giới sau tuổi dậy thì có nguy cơ dẫn đến vô sinh. Biến chứng viêm tuỵ chiếm 3% đến 7%, đây là một biểu hiện nặng của quai bị, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng nhiều, buồn nôn và tụt huyết áp.

Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

Biến chứng bệnh quai bị ở phụ nữ có thai vô cùng nguy hiểm, đối với những phụ nữ bị quai bị trong 3 tháng đầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi dẫn đến con dị tật, nếu như 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ dẫ đến sinh non hoặc chết lưu.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Cách phòng bệnh và điều trị bệnh quai bị

  • Tuyệt đối cần nằm nghỉ ngơi một chỗ trong khoảng thời gian này, không vận động mạnh, không chạy nhảy, đi lại rất nhẹ nhàng
  • Xoa dịp vùng hạch bị sưng bằng cách chườm nước đá
  • Nên uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do sốt
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng bằng các món ăn mềm như súp, cháo loãng, canh, nên ăn thêm sữa chua…Nói không với các thực phẩm khó nhai
  • Tránh các thực phẩm có tính axit, đồ uống có cồn, có ga…

Bên cạnh đó nên tiêm phòng vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần.  Số lần tiêm: Đối với trẻ từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi. Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân.

Để nắm rõ được những triệu chứng cũng như tình trạng bệnh để ngăn ngừa những biến chứng xấu xảy ra đối với sức khoẻ thì người thầy thuốc phải có những kiến thức chuyên môn sâu đồng thời hiểu rõ được tiến trình phát triển của bệnh để đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý cũng như xử lý nhanh chóng được những biến chứng xấu.

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur luôn là nơi đào tạo nguồn nhân lực ngành Y dược chuẩn đầu ra đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh sau khi ra trường, tập trung đào tạo chất lượng chuyên sâu. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập trong lĩnh vực ngành Y dược, trường liên tục tuyển sinh các lớp Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, liên thông Cao đẳng Dược…

Tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2017

Tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2017

Nếu bạn có niềm đam mê đối với ngành Dược thì hãy nhanh chóng nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Hà Nội năm 2017 về địa chỉ: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Gần cầu vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0926.895.895 – 0466.895.895.

Nguồn: Y tế Việt Nam

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới