Dược sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng cơ thể trẻ không được cung cấp đủ năng lượng và các chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển.

Dược sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Để tìm hiểu kĩ hơn về suy dinh dưỡng ở trẻ em, mời các bạn cùng thảo luận với các giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhé!

  1. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ?

Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ em thường do tổng hợp từ nhiều yếu tố.

-Do ăn uống thiếu thốn cả về chất và lượng.

-Do ốm đau kéo dài như hậu quả của các đợt ỉa chảy, viêm phổi, sởi, lao, …

  1. Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng?

– Phát triển chậm, không lên cân hoặc giảm cân.

– Teo cơ: rất rõ ở cánh tay, với thể nặng teo cả cơ mông, mặt “cụ non”.

– Teo mõ: lớp mỡ da bụng giảm dưới 1 cm đến mất hẳn.

– Phù: phù mềm, dễ thấy ở mu bàn chân, ấn lõm, ở thể nặng, phù toàn thân, mặt.

– Da: xanh xao, nhợt nhạt, thường có viêm loét da và các mảng sắc tố ở bẹn, mông.

– Kém ăn: thường gặp ở thể phù.

-Thờ ơ, kém phản ứng với xung quanh, chủ yếu với thể phù.

-Tóc: thay đổi màu, thưa, khô, dễ rụng.

-Thiếu máu: thường gặp ở mức trung bình.

-Thiếu các sinh tố, thường gặp là sinh tố A gây quáng gà, từ khô giác mạc đến thủng loét giác mạc ở thể nặng. Thiếu vitamin pp biểu hiện loét mép, thiếu vitamin C gây lở miệng, chảy máu răng và da, ít gặp hơn

– Rối loạn tiêu hớa, ỉa phân sống, ỉa chảy rất hay gặp.

– Viêm tai giữa hay gặp.

– Viêm đường hô hấp cấp hay gặp.

  1. Những cách nào để chăm sóc trẻ em bị suy dinh dưỡng?
  • Cho trẻ bú sữa non ngay khi lọt lòng sau khi cắt rốn.
  • Cho trẻ bú theo nhu cầu bất cứ lúc nào trẻ đói, khóc đòi bú.
  • Cho bú cả ban đêm nếu trẻ đói đòi ăn.
  • Từ mới đẻ đến 5-6 tháng, chỉ cần bú đủ sữa mẹ, không nên cho ăn sam sớm.
  • Khi trẻ được 3-4 tháng có thể nghiền vài ba thìa nước chanh, nước cam, chuối, đu đủ cho uống mỗi ngày một lần.
  • Nên cho trẻ bú kéo dài, ít nhất là 18 – 24 tháng, không nên cai sữa lúc 12 tháng.

– Dù đủ sữa mẹ, khi trẻ được 5-6 tháng tuổi phải cho thêm thức ăn bổ sung gọi là ăn sam.

+ Từ tháng thứ 5-6 cho ăn ngày một lần bột loãng, cho thêm lòng đỏ trứng gà (từ 1/4 quả đến cả quả).

+ Từ tháng thứ 7-8 cho ăn ngày hai bữa bột hơi đặc hơn, ngoài trứng gà cần cho thêm lá rau, nước rau.

+ Từ tháng thứ 9-12, ngày ăn 3 bữa bột, ngoài trứng, rau, có thể thêm thịt, cá, tôm, các loại đậu đỗ, lạc vừng.

+ Hàng ngày cần cho ăn thêm dầu mỡ vào bữa ăn của trẻ; dầu lạc, dầu vừng, dầu thực vật dễ tiêu, dễ hấp thụ hơn; nếu không có thì cho thêm một thìa con mỡ.Các trái cây, rau xanh rất cần cho trẻ để cung cấp các vitamin, muối khoáng, nên cho trẻ ăn đều hàng ngày.

– Cho ăn khi trẻ ốm: Không nên cho trẻ nhịn khi sốt cao, ỉa chảy, viêm phổi, lên sởi; cần cho ăn như bình thường, cho ăn nhiều chất lỏng, uống nhiều nước hơn, số lần bú mẹ nhiều hơn bình thường.

– Khi trẻ trên 1 tuổi

+ Mỗi ngày cần cho trẻ ăn 4 bữa. Thức ăn nên nấu nhừ (như cháo thập cẩm).

+ Cho trẻ chơi ngoài trời để phòng bệnh còi xương.

+ Cho trẻ uống dầu cá, vitamin A để phòng bệnh khô mắt.

+ Cho trẻ tiêm đủ mũi 6 loại vacxin.

+ Cho trẻ điều trị sởi các bệnh ỉa chảy, viêm phổi.

– Khi trẻ được 2 năm vẫn nên cho ăn cơm nấu nát, thức ăn nấu nhừ sẽ dễ tiêu hóa và hấp thụ.

  1. có những cách nào để dự phòng suy dinh dưỡng trẻ em?

– Chăm sóc trẻ từ trong bào thai để tránh bị suy dinh dưỡng thai nhi (có trọng lượng dưới 2.500g)

Mẹ ăn uống đầy đủ, khỏe mạnh, không có bệnh cấp hay mạn tính.Mẹ không đẻ quá sớm, quá già, quá dầy, theo dõi đều đặn trọng lượnng của mẹ khi có thai. Bình thường là:

3 tháng đầu tăng 1 kg.

3 tháng thứ hai tăng 5kg.

3 tháng thứ ba tăng 6kg.

Đến khi sinh, mẹ phải tăng được trên 12kg.

  • Cho trẻ bú

Cho trẻ bú sữa non trong tuần đầu.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu.

Cho trẻ bú kéo dài ít nhất 18-24 tháng.

Cho ăn sam lúc được 5-6 tháng theo tháp dinh dưỡng và sự tư vấn từ nhân viên y tế. Thực hiện đầy đủ lịch tiêm chủng.

Theo dõi thường xuyên biểu đồ trọng lượng: khi 1 tuổi, mỗi tháng 1 lần; khi 2 tuổi, mỗi qúi 1 lần; khi 3 tuổi, 6 tháng 1 lần.

Điều trị sớm các bệnh viêm phổi, ỉa chảy cấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới