Dược sĩ hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ngoài việc sử dụng những phương pháp tránh thai truyền thống, chị em có thể lựa chọn miếng dán tránh thai để ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn.

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai hiệu quả

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai hiệu quả

Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, miếng dán tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai hiện được nhiều chị em biết tới, miếng dán này chứa 2 loại nội tiết tố nữ là estrogen và progestin, để đảm bảo hiệu quả tránh thai chị em cần sử dụng 3 miếng/ tháng, mỗi tuần chị em sử dụng 1 miếng dán tránh thai và ngưng sử dụng 1 tuần/ tháng.

Chỉ định và chống chỉ định sử dụng miếng dán tránh thai

Chỉ định: Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, dùng cho những người phụ nữ muốn sử dụng một biện pháp tránh thai an toàn, ít tốn thời gian.

Chống chỉ định: Vì là miếng dán chứa nội tiết tố nên chúng có chống chỉ định giống với viên thuốc tránh thai kết hợp.

Chống chỉ định tuyệt đối:

  • Phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai
  • Đang cho con bú
  • Phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá, tuổi trên 35
  • Người có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mãn tính như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tăng huyết áp…

Chống chỉ định tương đối:

  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ lớn tuổi từ 35 tuổi trở lên và thường xuyên hút thuốc lá dưới 15 điếu thuốc/ ngày.
  • Dược sĩ Đại học cho biết, phụ nữ đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng virus nhóm ức chế protease Ritonavir-booster (Ritonavir-booster protease inhibitor), rifampicin, rifabutin, hay thuốc chống co giật cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng thuốc.

miếng dán này chứa 2 loại nội tiết tố nữ là estrogen và progestin

Miếng dán này chứa 2 loại nội tiết tố nữ là estrogen và progestin

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai hiệu quả

Miếng dán tránh thai cũng như các biện pháp tránh thai dùng thuốc khác, chúng không có tác dụng phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay bệnh lý HIV, chị em sử dụng mỗi miếng dán tránh thai trong một tuần, 3 miếng/ tháng vào tuần thứ 4 của chu kỳ thì không sử dụng vì chị em có thể có kinh nguyệt trở lại vào thời gian này.

Theo những tin tức y dược mới nhất, có một số tác dụng phụ chị em có thể gặp khi sử dụng miếng dán tránh thai bao gồm: ngứa hoặc nổi ban đỏ ở chỗ dán miếng dán, chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thường xuyên, chảy máu kéo dài theo chu kỳ, chị em thường có biểu hiện đau bụng,…Đối với những người đang áp dụng một số biện pháp tránh thai khác thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có cách sử dụng khác nhau, đối với những chị em không áp dụng biện pháp tránh thai nào, chị em có thể áp dụng miếng dán tránh thai sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.

Vị trí dán miếng dán tránh thai an toàn và mang tới hiệu quả cao chính là những vùng da không có lông như vùng da bụng, mông hay mặt ngoài cánh tay,…đồng thời chị em không nên dán miếng dán ở những vùng da bị tấy đỏ, hay có tổn thương,…Đối với những trường hợp chị em bị kích ứng vùng da dán miếng dán thì ở những miếng dán tránh thai sau chị em nên đổi sang các vùng da khác.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng cũng như cách sử dụng miếng dán tránh thai hiệu quả.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới