Dược sĩ Pasteur hướng dẫn những thuốc thiết yếu bạn cần mang theo khi du lịch

Mùa hè cũng chính là mùa đi du lịch, để chuyển đi xa của bạn và gia đình được an toàn bạn cần chuẩn bị một số loại thuốc thiết yếu để mang theo phòng ngừa những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Dược sĩ Pasteur hướng dẫn những thuốc thiết yếu bạn cần mang theo khi du lịch

Dược sĩ Pasteur hướng dẫn những thuốc thiết yếu bạn cần mang theo khi du lịch

Mùa hè cũng là mùa của những chuyến du lịch, đi xa của các gia đình và trong hành trang ấy, túi thuốc là không thể thiếu để ứng phó kịp thời với những chứng bệnh thông thường có thể xảy ra… Vậy trong túi thuốc đó bao gồm những loại gì, hãy cùng Dược sĩ Đặng Thị Dương giảng viên lớp Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về vấn đề này.

Khi đến một nơi lạ, bạn có thể có nguy cơ dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết, dị ứng côn trùng…đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm. Khi bị dị ứng bạn có thể thấy xuất hiện những cục, mảng gồ lên trên da và rất ngứa,…hiện tượng này có thể biến mất trong vòng vài giờ đồng hồ nhưng cũng có thể xuất hiện ở một nơi khác trong cơ thể… Nặng hơn, có thể gặp hiện tượng phù môi, sưng mắt, thậm chí sốc phản vệ…

Vì vậy, trong túi thuốc du lịch cần có thuốc chống dị ứng như desloratadine (dạng viên dùng cho người lớn, dạng siro để dùng cho trẻ nhỏ). Dạng kem bôi như phenergan, hydrocortisol để dùng bôi ngoài da để phòng ngừa những trường hợp sốc phản vệ nguy hiểm.

Bạn nên mang theo thuốc chống dị ứng cho gia đình trong chuyến du lịch

Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, tiêu chảy cũng là một trong những vấn đề hay gặp trong khi đi du lịch nguyên nhân có thể do virut hoặc bị ngộ độc thức ăn hoặc nhiễm do nhiễm hóa chất…Chính vì thế, trong túi thuốc đi du lịch của bạn cần dự phòng một số gói oresol hoặc gói hydrite để bù nước và chất điện giải cho cơ thể.

Ngoài oresol hoặc hydrit cần mang theo thì khi trong gia đình bạn có trẻ nhỏ cùng đi du lịch, cần chuẩn bị thêm men vi sinh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là “men vi sinh” khác với “men tiêu hóa”, chính vì thế, bạn có thể hỏi ý kiến của Dược sĩ tại hiệu thuốc trước khi mua để không bị nhầm lẫn hai sản phẩm này. Một điểm lưu ý mà các Bác sĩ chuyên khoa đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý đến bạn đó là không được dùng thuốc cầm tiêu chảy ngay trong trường hợp tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm.

Bạn nên mang theo thuốc hạ sốt đơn thuần là paracetamol. Đối với trẻ em thì sẽ có hiện tượng tăng thân nhiệt, quấy khóc, bứt rứt, biếng ăn, khó ngủ, nằm bẹp một chỗ không chịu chơi… thì cho bé dùng thuốc hạ sốt. Tùy theo cân nặng có thể dùng các gói (hoặc viên nhét hậu môn). Liều lượng theo cân nặng của trẻ, có trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Cứ sau 4-6 giờ mới được dùng thuốc hạ sốt 1 lần (nếu cần thiết).

Bạn cũng nên mang theo thuốc chống táo bón

Do sinh hoạt bị đảo lộn, thời tiết nắng nóng, cơ thể mất nước làm phân khô hoặc ăn quá nhiều thịt ít rau, lạ chỗ… đối với trẻ em còn do mải  chơi nên quên đi cầu, phân tích tụ lại… rất dễ gây táo bón. Nên trong túi thuốc của bạn cũng cần chuẩn bị vài typ thuốc thụt tháo phân như bibolax… để dùng khi cần thiết.

Ngoài các thuốc trên, đối với những người có bệnh mạn tính, chẳng hạn như: hen suyễn, bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh gout… thì cần mang đầy đủ các thuốc điều trị đã được Bác sĩ kê đơn và uống thuốc đều đặn. Tuân thủ chế độ về ăn uống, sinh hoạt… đã được bác sĩ tư vấn để có một chuyến du lịch an toàn và vui vẻ…

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã biết những loại thuốc mà mình cần mang theo khi đi du lịch để chuyến đi du lịch của mình được hoàn thiện.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version