Giải mã tiếng khóc của con yêu

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Khóc là một loại ngôn ngữ con sử dụng để giao tiếp với ba mẹ. Tiếng khóc mang nhiều ý nghĩa khác nhau nên người lớn cũng cần phải nắm được thông tin để giải mã tiếng khóc của bé yêu.

Giải mã tiếng khóc của con yêu

Bé khóc do sinh lý

– Khi con đói bụng: Một tiếng kêu lớn, kéo dài và bị gián đoạn bởi tiếng mút tay rất có thể là lời kêu cứu vì đói bụng của bé. Mẹ cần nhớ lại xem nếu lần cuối bạn cho bé ăn là cách hiện tại 2 tiếng đồng hồ thì khả năng rất cao là bé thèm ăn rồi đấy

– Khi con buồn ngủ: Khi buồn ngủ, con sẽ khóc để thông báo với mẹ. Bắt đầu với một tiếng khóc nhỏ, sau đó, nếu vẫn không ngủ được, tiếng khóc sẽ lớn dần và không gian ngày càng ồn ào hơn. Lúc này, mẹ cần vỗ về và an ủi một chút để bé có thể đi vào giấc ngủ, một chút nhạc du dương hoặc khúc hát ru cũng là một cách để bé dễ dàng chìm đắm vào giấc ngủ.

– Khi con sợ hãi: Khi trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày con đã quen thuộc với môi trường an toàn này. Vì vậy, nhiều bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với một môi trường mới, con sẽ dễ bị giật mình và khóc thét lên. Nếu con bị như vậy, mẹ nên an ủi con trẻ và ôm con vào lòng tạo cho bé cảm giác an toàn và được che chở.

– Khi con thấy không thoải mái: Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé không thoải mái như khó chịu vì bỉm ướt át, tiếng ồn ào… tất cả những lý do này đều có thể làm bé khóc. Trong những lúc như vậy, mẹ nên kiểm tra kỹ nguyên nhân khiến con khóc.

– Khi con bị đau: Nếu đột nhiên nghe tiếng khóc thét lên của con, rất có thể bé đang bị đau một chỗ nào đó trên cơ thể, có thể do bị côn trùng cắn. Ngay lúc này, mẹ nên kiểm tra cơ thể của con, xác định xem bé bị đau ở đâu và xoa dịu chỗ đau cho con. Nếu không thể làm con hết khóc, mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ nhi.

– Khi con buồn: Nếu bé khóc to và bạn đã kiểm tra hết tất cả những lý do trên mà vẫn không tìm được nguyên nhân thì rất có thể con muốn được bố mẹ quan tâm hơn mà thôi. Dành cho con một cái nhìn hoặc một cái vuốt ve. Bé chỉ khóc vì không thể cảm thấy được sự quan tâm từ bạn mà thôi.

Bé khóc do bệnh lý

Viêm ruột, tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng… cũng là nguyên nhân khiến con khóc. Bé bắt đầu với tiếng khóc ổn định, không nhanh không chậm nhưng nếu để ý kỹ, mẹ có thể thấy gương mặt nhợt nhạt, đổ nhiều mồ hôi của con. Thậm chí con có thể nôn mửa, tiêu chảy hoặc khóc lớn hơn khi bị đụng vào vùng bụng.

Nghẹt mũi, nhức đầu, cảm cúm: lúc này, bé sẽ khóc liên tục không ngừng nghỉ, đặc biệt là vào ban đêm. Kèm theo đó là sốt, khó thở và biếng ăn. Nếu bé ngừng khóc và có dấu hiệu khò khè thì rất có thể con bị viêm phổi, nếu tiếng khóc đi kèm với tiếng rên rỉ liên tục thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Viêm tai: Nếu con khóc, sốt và liên tục lắc đầu hay động vào vùng tai thì rất có thể bé bị viêm tai giữa. Phụ huynh nên đưa con đi khám để bác sĩ kiểm tra thật cẩn thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu bé khóc suốt ngày, hoảng sợ và ra nhiều mồ hôi, nhất là những lúc mẹ cho bé đi vệ sinh thì có thể bé bị viêm đường tiết niệu. Nếu cộng thêm con nôn mửa và trong phân có máu thì bé có thể bị lồng ruột.

Khi con khóc chắc chắn các bậc phụ huynh sẽ lo lắng và bối rối không biết phải làm sao. Việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh để giải mã tiếng khóc của bé yêu một cách tốt nhất. Hãy kiểm tra những dấu hiệu đi kèm trên đây để chắc chắn bé đang gặp phải vấn đề gì. Nếu thời gian khóc lâu và con mãi không nín thì cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sỹ để có những chẩn đoán cũng như biện pháp điều trị tốt nhất.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới