Giang mai – bệnh nguy hiểm ít người biết
Đây là bệnh lý học lây truyền do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Mặc dù là bệnh rất nguy hiểm, tuy nhiên lại có rất ít người có hiểu biết đầy đủ về bệnh. Nếu không sớm phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể gây ra nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.
- “Mổ xẻ” căn bệnh lạ gây chết người Whitmore
- Dấu hiệu nhận biết và phòng chống Virus Zika đúng cách?
- Dấu hiệu cơ bản nhận biết viêm gan B
Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra bệnh giang mai
Cách lây lan của bệnh giang mai:
- Lây qua con đường tình dục:
Bệnh giang mai lây chủ yếu qua đường tình dục. Khi có quan hệ tình dục với người mắc bệnh thì tỉ lệ mắc bệnh vẫn chiếm tới 70% trong lần quan hệ đầu tiên.
- Lây truyền từ mẹ sang con:
Người mẹ mang thai khi mắc bệnh, khả năng lây truyền sang con sẽ rất cao. Khi mới mang thai, khiến thai không khỏe dễ dẫn đến sảy thai hoặc khiến thai chết lưu. Nếu sinh con thì con cũng sẽ không khỏe mạnh và phát triển không bình thường. Vì vậy nếu biết mình mắc bệnh thì không nên có thai hoặc có thai rồi mới biết mắc bệnh thì phải đến gặp bác sĩ để có những biện pháp hạn chế lây sang con.
- Lây nhiễm qua đường truyền máu:
Cũng giống như HIV, bệnh cũng lây qua đường truyền máu, nếu bạn truyền máu trực tiếp cho người bị bệnh giang mai hoặc nhận máu có chứa những xoắn khuẩn giang mai thì ngay lập tức các xoắn khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể bạn và gây bệnh nhanh chóng.
- Lây qua các vết xước trên da:
Các xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào cơ thể của bạn khi bạn có những vết xước. Khả năng lấy truyền cao hơn nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.
- Lây qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân:
Dùng chung quần áo, các đồ dùng cá nhân với người bệnh thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao. Chính vì vậy, phải có những biện pháp để bảo vệ bản thân mình.
Biểu hiện của bệnh giang mai:
Đối với cả nam và nữ, dấu hiệu bệnh sẽ giống nhau.
Thời kỳ đầu: Người bệnh chưa phát hiện ra những cảm giác bất thường. Tuy nhiên, sau 3 tuần sẽ thấy vết trợt (gọi là săng giang mai), sau khoảng 2 tháng sẽ tự lành.
Giai đoạn sau: Bắt đầu có những vết nhỏ, những nốt đỏ nổi khắp cơ thể, có mủ, nổi nhiều trên da. Xuất hiện thêm hạch ở bẹn, cổ, sau tai…Thỉnh thoảng người bệnh cũng cảm thấy đau xương khớp nhẹ, mệt mỏi…những biểu hiện đó khiến người bệnh có cảm giác giống như cảm cúm.
Thời kì cuối: Năm thứ 3, các triệu chứng nặng hơn, bắt đầu có những tổn thương trên da, xương, tim mạch và thần kinh gây bại liệt.
Nổi mẩn đỏ xuất hiện nhiều trên da
Cách điều trị bệnh giang mai:
Hiện nay bệnh giang mai chỉ có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, thuốc chỉ làm giảm khả năng phát triển của vi khuẩn mà không thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn được. Chính vì vậy, bệnh phải chữa trong một thời gian dài, người bệnh cần kiên nhẫn sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
Trong khi điều trị, người bệnh cũng có thể tìm hiểu một số thuốc Đông y uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Với bệnh giang mai thì phòng bệnh còn dễ hơn là chữa bệnh. Chính vì vậy, hãy quan hệ tình dục an toàn và sạch sẽ. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là cách hiệu quả để ngăn chặn bệnh lây lan.
Hiền Trang: Ytevietnam.edu.vn