Hàng nghìn bệnh nhân sẽ có cơ hội kéo dài sự sống nhờ được ghép phổi

Mới đây Bộ trưởng Bộ y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và tặng quà bệnh nhân đầu tiên vừa được ghép phổi ở bệnh viện 103. Bước đột phá của y học hiện đại này, đã tạo thêm hy vọng cho hàng nghìn người ở Việt Nam đang mắc những căn bệnh nguy hiểm liên quan tới phổi, sẽ có cơ hội kéo dài sự sống nhờ được ghép phổi.

Bệnh nhân đầu tiên được ghép phổi thành công

Theo tin tức báo mới thì mới đây Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã vào thăm và tặng quà bệnh nhân đầu tiên vừa được các bác sĩ ghép phổi thành công ở Bệnh viện Quân Y 103.

Kéo dài sự sống nhờ được ghép phổi

Được biết bệnh nhân được ghép phổi là cháu Ly Chương Bình, sinh năm 2010, đến từ xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ- Hà Giang). Phổi được ghép từ hai người cho sống, chính là bố và bác ruột của bệnh nhân tại bệnh viện ngày 21/2 vừa qua.

Trò chuyện với Bộ trưởng Bộ Y tế, bà ngoại bệnh nhân tên là Chạo Thị Mười, sinh năm 1951, bày tỏ niềm vui khi người cháu ngoại 7 tuổi của bà được cứu sống. Bà cũng gửi lời cảm ơn tới đội ngũ các y bác sĩ trong bệnh viện, đã tham gia ghép phổi thành công ngoài sức mong đợi cho cháu ngoại của bà. “Gia đình tôi không biết nói gì hơn, tôi cảm ơn các bác sĩ nhiều lắm. Ban đầu gia đình tôi rất lo lắng, nhưng giờ sức khỏe cháu tôi đã ổn định, cháu đang khỏe lại rồi”.

Là một trong hai người tự nguyện hiến một phần phổi cho cháu, anh Ly Cù Toàn, 30 tuổi, bác ruột chua Bình cho biết: “Cháu của mình bị bệnh, tôi thương lắm. Lúc đầu tôi cũng hơi lo lắng, sợ, vì chưa từng động đến dao kéo hay mổ gì trên người, nhưng các bác sĩ động viên, phân tích nên cũng yên tâm hơn”.

Ghép phổi là một kỹ thuật khó trong ngành ghép tạng

Theo lời chị Phàn Thị Tâm, mẹ  chúa Bình cho biết, chúa bình có biểu hiện ốm do phổi từ 2 tháng tuổi. Nhưng do gia đình chủ quan, nên mãi tới tới khi tới 3 tuổi, gia đình mới đưa con đi viện khám, khi đó cháu chỉ bị viêm phổi, ho hen. Ngoài việc điều trị ở viện, gia đình lại đưa cháu về nhà chữa bằng lá thuốc, những bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Đặc biệt cứ vào mùa đông lạnh, thì bệnh của cháu Bình lại càng trầm trọng  hơn.

Bệnh nhân được kéo dài sự sống nhờ được ghép phổi

Mãi đến năm 2016, Bình bắt đầu ốm nặng hơn, gia đình đã đưa cháu Bình lên BV Nhi trung ương. Sau đó lại chuyển viện cho con xuống bệnh viện 103 và được các bác sĩ chuyên khoa chỉ đạo phải ghép phổi.

Theo như Bộ trưởng Y tế, thì ghép phổi là một trong những kỹ thuật khó trong ngành ghép tạng. Bởi vậy thành công của ca ghép phổ này cho thấy sự cố gắng, cũng như nỗ lực rất lớn của tập thể thầy thuốc Học viện Quân y, Bệnh viện 103.

Hiện tại Việt Nam đã ghi tên trên bản đồ thế giới, trong kỹ thuật ghép phổi thành công, và đưa chuyên ngành ghép tạng của Việt Nam lên một tầm cao mới. Giúp cho hàng nghìn người, đặc biệt là những bệnh nhân mắc các bệnh lý về phổi sẽ có cơ hội kéo dài sự sống nhờ được ghép phổi.

Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version