Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục

Nấc cụt là hiện tượng không xa lạ đối với trẻ nhỏ, nhất là với trẻ sơ sinh. Vậy nấc cụt là gì? có cách nào chữa được hiện tượng nấc cụt cho trẻ sơ sinh không?

Dưới đây là tư vấn của chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Nấc cụt là gì?

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Nấc cụt đôi khi còn được gọi là nấc là hiện tượng xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, gây ra sự đóng đột ngột của thanh môn từ đó tạo tiếng nấc. Nắc cụt xảy ra ở tất cả mọi người bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.

Ngay cả khi còn trong bụng mẹ, nhiều em bé đã có hiện tượng nấc cụt kéo dài, thông thường tần suất nấc cụt của các bé rơi vào khoảng 4 đến 20 lần trên phút. Khi ra ngoài, nấc cụt thường xảy ra với tần số lớn hơn, đó là vào khoảng từ 4 đến 60 lần trong một phút.

Ở người lớn, hiện tượng nấc mang lại cảm giác thiếu tự tin và khó chịu nên khi thấy trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh có hiện tượng này bố mẹ thường lo lắng không biết nấc có ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé hay không?

Tuy nhiên, đối trẻ sơ sinh bị nấc thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Các bé có thể duy trì giấc ngủ ngay khi đang  bị nấc, nấc cụt ít gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé. Và nấc cụt được xem là hiện tượng sinh lý bình thường của con người, chính vì vậy bố mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con em mình xảy ra hiện tượng nấc cụt.

Một số cách chữa nấc cụt cho trẻ bố mẹ có thể áp dụng.

Theo bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: hiện tượng nấc cụt tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ sơ sinh nhưng cũng ảnh hưởng phần nào đến cuốc sống của bé. Ở nhiều trẻ, nếu không tìm cách khắc phục hiện tượng này có thể kéo dài và khi trường thành sẽ gây cho các bé cảma gác tự ti. Chính vì vậy bố mẹ có thể luyện cho bé để bé khắc phục được hiện tượng nấc cụt. dưới đây là một số cách chữa nấc cụt ở trẻ:

Lưu ý, bố mẹ tuyệt đối không nên chữa nấc cho trẻ bằng cách làm cho bé giật mình hay kéo lưỡi trẻ sơ sinh vì những việc này sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé.

Mẹ cũng cần chú ý tới trẻ nếu hiện tượng nấc cụt kéo dài quá lâu. Cụ thể, nếu hiện tượng này kéo dài quá 48 tiếng hoặc mẹ cảm nhận được hiện tượng khó chịu ở bé khi hiện tượng nấc cụt diễn ra thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vẫn cụ thể. Vì nếu hiện tượng nấc duy trì quá lâu thì đó có thể là những dấu hiệu các bệnh lý khác.

Nguồn ytevietnam.edu.vn

 

Exit mobile version