HIV/AIDS và 6 điều chắc chắn ai cũng cần phải biết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Chúng ta vẫn thường coi HIV/AIDS là bệnh lý lây truyền nguy hiểm. HIV/AIDS là gì, làm sao để phòng tránh HIV/AIDS và cách điều trị nếu chẳng may mắc phải HIV/AIDS như thế là điều mà không phải ai cũng biết và hiểu rõ về căn bệnh này.Vậy HIV/AIDS là gì, tại sao lại coi đây là căn bệnh thế kỷ?

Chung tay phòng chống HIV/AIDS
Chung tay phòng chống HIV/AIDS

HIV/AIDS là gì?

HIV là viết tắt của cụm từ Human Immuno-deficiency Virus, có thể hiểu là “Virus gây suy giảm miễn dịch ở người”. Có hai tuýp HIV là HIV-1 và HIV-2. Đặc điểm chung của cả 2 tuýp HIV này đều có đặc điểm chung đó chính là có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu, và từ mẹ sang con. Nhưng tuýp HIV-2 lại không dễ lây như tuýp HIV-1, và thời gian kể từ lúc mới bắt đầu nhiễm virus HIV-2 cho đến khi xuất hiện bệnh thường dài hơn so với HIV-1.

AIDS là dạng mạn tính do virus HIV tạo nên, viết tắt của cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrom – Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là giai đoạn muộn hơn của HIV.

Người nhiễm HIV sẽ bị phá hủy hệ miễn dịch, làm cho cơ thể không có khả năng chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh, khiến bệnh nhân HIV dễ mắc nhiều chứng bệnh khác, trong đó có cả nhiễm trùng và ung thư.

Chuẩn đoán bệnh HIV/AIDS.

Có thể nhận biết được người bị nhiễm bệnh HIV/AIDS qua các triệu chứng chính sau:

  • Tiêu chảy dài ngày, cơ thể sụt cân nhanh.
  • Sốt, ho kéo dài hơn một tháng.
  • Mẩn ngứa, phát ban toàn thân.
  • Biểu hiện các bệnh như: Bệnh Herpes (nổi mụn rộp), bệnh Zona, nấm…kéo dài và tái phát nhiều lần.
  • Xuất hiện hạch ở 2 nơi trên cơ thể trong hơn 3 tháng.
Virus HIV/ AIDS tấn công cơ thể
Virus HIV/ AIDS tấn công cơ thể

Làm thế nào để chuẩn đoán bệnh HIV/AIDS?

Khi cơ thể có những dấu hiệu của bệnh, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán tại bệnh viện để biết được mình có nhiễm HIV/AIDS hay không, các xét nghiệm chuẩn đoán này đều được bí mật thông tin người bệnh.

  • Xét nghiệm kháng thể : Là xét nghiệm phổ biến nhất để phát hiện HIV/AIDS thông qua phát hiện các kháng thể kháng HIV.
  • Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện trực tiếp giúp tìm ra chính virus HIV thông qua xét nghiệp kháng nguyên, nuôi cấy HIV, sau đó các bác sĩ tiếp tục xét nghiệm acid nucleic trong tế bào lympho máu ngoại ci, cuối cùng là phản ứng pholymerase.
  • Xét nghiệm máu:  Các xét nghiệm máu bao gồm đếm tế bào T CD4+, CD8+, tế bào máu toàn phần, kiểm tra tốc độ máu lắng, mỉcoglobulin beta huyết thanh…
  • Các xét nghiệm khác: Ngoài xét nghiệm tìm ra vius HIV, người có biểu hiện nhiễm HIV còn phải thực hiện một số xét nghiệm khác để chuẩn đoán các bệnh có thể ảnh hưởng bởi HIV như lao, viêm gan B, giang mai…

Điều trị HIV/AIDS

Các bác sĩ cho biết hiện nay vẫn chưa có đặc trị HIV/AIDS, điều trị HIV/AIDS chỉ giúp người bệnh kéo dài thêm sự sống chứ không khỏi hoàn toàn.

  • Điều trị bằng thuốc: Người nhiễm HIV/AIDS sẽ được điều trị bằng các loại thuốc sau: Thuốc chống virus để ức chế sự nhân lên và phát triển của HIV. Thuốc điều hòa miễn dịch để tăng cường hệ miễn dịch. Thuốc điều trị và phòng ngừa bệnh cơ hội để phòng tránh các căn bệnh cơ hội khác tấn công người nhiễm HIV/AIDS.
  • Trị liệu bổ sung: HIV/AIDS còn được ngăn chặn  sự phát triển khi người bệnh  có một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Sử dụng các liệu pháp điều trị như châm cứu, liệu pháp vi lượng, liệu pháp vitamin…

Các đường lây truyền HIV/AIDS

HIVAIDS lây truyền qua ba con đường: Tình dục, đường máu và lây truyền từ mẹ sang con. Các giao tiếp thường ngày như ôm, hôn, nói chuyện, ho, dùng chung đồ, mặc chung quần áo… không lây truyền HIV/AIDS.

Các đường lây truyền HIV/AIDS
Các đường lây truyền HIV/AIDS

Cách phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS

Phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, thực hiện các biện pháp tình dục an toàn. Trước khi kết hôn cả hai vợ chồng nên đi xét nghiệm y tế HIV.
  • Sử dụng thuốc diệt tinh trùng và HIV, trong đó phổ biến nhất hiện nay là Nonoxynol-9 (Menfagol).

  Phòng ngừa HIV/AIDS qua đường máu:

  • Không sử dụng ma túy
  • Khi truyền máu chỉ thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở uy tín, đảm bảo máu đã được xét nghiệm HIV.
  • Dùng bơm kim tiêm vô trùng, không dùng chung kim tiêm khi xăm, châm cứu, phẫu thuật…
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các dịch thể của người nhiễm HIV.

Phòng ngừa HIV/AIDS từ mẹ sang con:

  • Tỷ lệ mẹ nhiễm HIV sẽ lây truyền sang con là 30%, vì thế phụ nữ nhiễm HIV được khuyên không nên sinh con.
  • Uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là những kiến thức tổng quát về HIV/AIDS. Căn bệnh thế kỷ này vẫn đang đe dọa sự sống của hàng triệu người, hiểu về bệnh sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới