HIV/AIDS thay đổi đường lây nhiễm, bùng phát thời điểm cuối năm

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Căn bệnh thế kỷ là nguyên nhân khiến hàng ngàn người tử vong mỗi năm. Khống chế HIV/AIDS là nỗ lực chung của toàn cộng đồng, sau hơn 30 năm, tình trạng bệnh đã có xu hướng giảm, tuy nhiên HIV vẫn chưa bao giờ thôi trở thành nỗi lo.

HIV/AIDS đe dọa cuộc sống con người
HIV/AIDS đe dọa cuộc sống con người

HIV đã chuyển đường lây nhiễm

Theo thống kê của Bộ y tế, năm 2016 cả nước có khoảng 10.000  ca mắc HIV mới, 6.500 trường hợp HIV chuyển sang AIDS và gây ra cái chết cho 2.000 người. Trong số đó, nam giới chiếm đến gần 70%.

Điều đáng lo ngại là con đường lây truyền HIV đã thay đổi theo hướng phức tạp hơn. Cụ thể nếu ở các giai đoạn trước, HIV ở Việt Nam lây truyền chủ yếu qua đường máu (Tiêm chích ma túy) thì giờ đây, con đường lây truyền dịch bệnh chủ yếu đã chuyển sang đường quan hệ tình dục không an toàn.

Theo đó, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục chiếm 56%, đường máu chiếm 34% và lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2%, số còn lại không rõ nguyên nhân.

Điều này cho thấy những diễn biến khó lường của dịch bệnh. Đối tượng nhiễm HIV giờ đây mã mở rộng không chỉ hướng tới nhóm có hành vi nguy cơ mà còn ảnh hưởng đến cả nhóm những người có liên quan như vợ/chồng/người tình của người nhiễm HIV, vợ/chồng/người tình của người tiêm chích ma túy…

Các đường lây truyền HIV ngày càng phức tạp
Các đường lây truyền HIV ngày càng phức tạp

Hướng tới mục tiêu 90 – 90 – 90

Năm 2016 là năm thứ 2 Việt Nam chọn chủ đề hành động phòng chống HIV/AIDS là “Hướng tới mục tiêu 90 – 90 – 90”, cụ thể:

  • 90% người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện.
  • 90% số bệnh nhân HIV được tiếp cận với thuốc điều trị HIV ARV.
  • 90% số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kiểm soát được virus dưới ngưỡng ức chế, duy trì thời gian sống và hạn chế nguy cơ lây truyền HIV trong cộng đồng.

Theo đó, tỷ lệ người mắc HIV trong cộng đồng ở mức dưới 0,3%. Tuy nhiên các cuộc xét nghiệm y tế cho thấy số ca mắc bệnh mới hàng năm vẫn còn ở mức cao, khiến cho tình trạng dịch bệnh HIV/AIDS ở Việt Nam chưa bao giờ là ổn định.

Cuộc chiến chống HIV/AIDS
Cuộc chiến chống HIV/AIDS

Cuộc chiến với dịch bệnh HIV ngày càng phức tạp

Cho đến nay,  Việt Nam đã có 110.000 bệnh nhân HIV ( 48%) được tiếp cận thuốc điều trị ARV, tăng 4.000 người so với năm ngoái. Trên cả nước có 400 cơ sở điều trị HIV với chi phí rẻ. Ước tính mỗi ngày người bệnh HIV cần có 230.000 đồng/ngày để có heroin, trong khi có chỉ tốn 15.000 đồng/ngày để mua thuốc điều trị HIV/AIDS.

Tuy nhiên dù đã có những kết quả khả quan, nhưng cuộc chiến với dịch bệnh HIV vẫn ngày càng phức tạp do những lý do sau:

  • Đối tượng nhiễm HIV ngày càng phức tạp, mở rộng ra các nhóm người như: Nhóm nghiện chích ma túy. Nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam/nữ, nhóm phụ nữ bán dâm…
  • Các công cụ phòng truyền nhiễm HIV như bơm kim tiêm, bao cao su…chỉ đáp ứng được 30%.
  • Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, điều trị ARV mới chỉ được phổ biến ở  49% trong tổng số người mắc HIV/AIDS.
  • Việc tiếp cận và tuyên truyền ngăn ngừa, chăm sóc dịch bệnh HIV/AIDS ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.
  • Khó kiểm soát thái độ kỳ thị của cộng đồng với bệnh nhân HIV và tâm lý tự ti của người bệnh trong việc hòa nhập cộng đồng.

Chúng ta cần nhớ rằng, HIV không lây truyền qua những hoạt động giao tiếp thông thường, bao gồm cả ôm, nắm tay, ăn uống…Giúp đỡ người bệnh HIV cũng là cách để cộng đồng giúp người nhiễm HIV có quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

Giữ một lối sống lành mạnh, điều độ…là cách để bạn bảo vệ bản thân, góp sức vào cuộc chiến chống HIV/AIDS của toàn xã hội và cộng đồng người trên thế giới.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới