Hoang mang: Truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương vụ thảm họa y khoa Hòa Bình
Trang Y tế Việt Nam cũng đã cập nhật thông tin về việc truy tố các bị can liên quan đến vụ tai biến y khoa trầm trọng trên. Theo đó, tin tức mới đưa tin các bị can về tội: “Vô ý làm chết người” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Sốc: Bệnh nhân nguy kịch nhập viện vì bỏ thuốc trị đái tháo đường 7 ngày
- Điểm danh 3 nàng giáp nữ ngành Y sống lương thiện hài hòa với mọi người
- Bệnh viện K cơ sở Tân Triều: Bảo vệ đánh người nhà bệnh nhân nhập viện
Hoang mang: Truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương bụ tai biến ở BV Hòa Bình
Truy tố ba bị can
Theo thông tin trên báo Dân trí, ngày 17/3, ông Đinh Thế Hệ – Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Hòa Bình khẳng định: Vụ án hình sự xảy ra ngày 29/5/2017 tại Đơn nguyên thân nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều người.
Do vụ án có tính chất phức tạp, cơ quan tố tụng ở tỉnh Hòa Bình phải bỏ rất nhiều thời gian công sức, đồng thời phải phối hợp với nhiều cơ quan đơn vị có liên quan để làm rõ vụ án.
Đến ngày 22/2/2018, VKSND tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành cáo trạng và ra quyết định truy tố 3 bị can gồm: Bùi Mạnh Quốc (SN 1986, thường trú tại Khu 6, Phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) – Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh; Trần Văn Sơn (SN 1990, thường trú tại Tổ 5, Phường Hữu Nghị, TP Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình) – Cán bộ Phòng vật tư, trang thiết bị y tế – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Cả hai bị can này đều đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình; Hoàng Công Lương (SN 1986; HKTT Quốc Oai, Hà Nội; đang ở: xóm 9, xã Sủ Ngòi, TP Hoà Bình, Hòa Bình) – Bác sĩ Khoa hồi sức tích cực – Đơn nguyên thận nhân tạo – BVĐK tỉnh Hòa Bình. Hiện bị can đang chấp hành theo Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cả ba bị can đều bị truy tố về các tội: “Vô ý làm chết người” và tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị can Hoàng Công Lương là người được đào tạo kỹ thuật lọc máu cơ bản (BL số 1023), được Trưởng khoa giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn và các hoạt động tại Đơn nguyên thận nhân tạo.
Ngày 20/4/2017, Hoàng Công Lương thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 và biết rõ việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO số 2 vào ngày 28/5/2017.
Do đó với trình độ, nhận thức và vai trò, trách nhiệm được giao, bị can Hoàng Công Lương buộc phải biết rõ quy định nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định và thuộc trách nhiệm của Trưởng khoa.
Nhưng sáng ngày 29/5/2017, khi mới chỉ nghe Điều dưỡng viên Đỗ Thị Điệp nói về việc Trần Văn Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong và có thể hoạt động bình thường thì Hoàng Công Lương đã chủ quan, không kiểm tra lại và cũng không báo cáo với Trưởng khoa theo chức trách, nhiệm vụ được giao mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân và để cho hoạt động lọc máu tại Đơn nguyên thận –BVĐK Hoà Bình diễn ra bình thường, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 08 người tử vong.
Truy tố bác sĩ Hoàng Công Lương
Bỏ qua dư luận, quy định?
Trước thông tin này, PGS Nguyễn Văn Bàng – Nguyên giảng viên trường Đại học Y Hà Nội đã lên tiếng trước đó cực lực phản đối việc bắt bác sĩ Lương cũng không khỏi ngỡ ngàng sau gần 1 năm xảy ra sự cố người bị truy tố vẫn là bác sĩ trẻ ra y lệnh chạy thận cứu bệnh nhân.
PGS Bàng cho biết ông chờ thông tin và thực sự bất ngờ, trước đó, mặc dù đông đảo dư luận, các nhà khoa học, các tổ chức chuyên môn quốc gia liên quan (Hội Hồi sức và lọc máu quốc gia, Tổng Hội Y học Việt Nam) cùng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế và cả các đại biểu quốc hội đã phân tích, thảo luận, góp ý, khuyến nghị và lên tiếng cảnh báo: cần quy kết và xét xử đúng người, đúng tội và nhất là tránh bỏ sót tội phạm và quy không đúng tội cho nhân viên y tế!
Cũng theo nội dung bài báo trên trong Dân trí, VKSND tỉnh Hoà Bình kết luận không đủ tình tiết phạm tội nên không truy tố những người liên quan khác.
Theo PGS Bàng, người đứng đầu bệnh viện là Giám đốc bệnh viện (người để công ty Thiên Sơn tự ý thuê công ty Trâm Anh không có chức năng trong lĩnh vực y tế dùng hoá chất cực độc tẩy rửa dân dụng vào việc lọc rửa máy thận nhân tạo), và ông trưởng phòng vật tư bệnh viện (chịu trách nhiệm trực tiếp máy móc vật tư và kiểm tra giám sát việc rửa máy thận nhân tạo).
Điều bất thường nhất trong vụ này đó là cá nhân nhân viên của công ty Trâm Anh (trực tiếp rửa máy và vô trách nhiệm để hoá chất độc còn tồn dư với liều chí tử) là ai mà không hề có tên trong danh sách bị can?
“Tuy nhiên, với việc truy tố 3 bị can trong đó vẫn có bác sỹ Lương, người không có bất kỳ một văn bản nào quy định phải kiểm tra và kiểm tra bằng phương tiện kỹ thuật gì đối với các máy đã được “nghiệm thu” từ những người liên quan đến quy trình kỹ thuật rửa máy (đã có biên bản bàn giao), người ta vẫn cứ mặc nhiên bỏ qua tất cả mọi ý kiến” – PGS Bàng nói.
Mặt khác, theo ý kiến của VKSND tỉnh Hoà Bình thì 2 trong số 3 “ông chủ” của 3 tổ chức có liên quan gián tiếp hay trực tiếp đến thảm hoạ lại không đủ tình tiết phạm tội. Hơn thế nữa, nhân viên của công ty Trâm Anh là người trực tiếp tiến hành rửa máy bằng hoá chất độc không được phép sử dụng trong y học và vô trách nhiệm để tồn dư lượng độc chất chết người lại hoàn toàn vô can khiến các bác sĩ càng bất bình hơn.
TS Võ Xuân Sơn cho rằng bác sĩ Lương không có trách nhiệm thử xem nước đó có dùng được hay không. Nhiệm vụ của BS Lương chỉ là chữa bệnh, là xem bệnh nhân có chỉ định chạy thận hay không, và thực hiện các qui trình chuyên môn để chạy thận cho bệnh nhân. Việc xét nghiệm nước, kiểm tra nước… là do bộ phận khác, được Giám đốc bệnh viện chỉ định hoặc đã có qui định của Luật, hoặc văn bản dưới luật nào đó.
Còn nếu nói BS Lương phải có trách nhiệm kiểm tra nguồn nước thì Viện kiểm sát phải đưa ra được, điều đó qui định ở đâu, và Giám đốc, Trưởng khoa đã có văn bản nào qui định cụ thể nhiệm vụ đó cho BS Lương chưa. Việc truy tố bác sĩ Lương tiếp tục gây hoang mang cho các bác sĩ trong ngành khi họ thực hiện y lệnh cứu người.
Nguồn theo Báo Infonet