Khi “vũ khí” chống vi khuẩn không còn tác dụng?

Trưởng khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai), Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, GS.TS Nguyễn Gia Bình cho biết hiện nay tại các khoa hồi sức tích cực cũng như các khoa khác đang đối mặt với tình trạng kháng thuốc kháng sinh và kháng đa thuốc mà chưa có biện pháp để xử lý triệt để.

Khi thuốc kháng sinh không còn kiểm soát được vi khuẩn

Vi khuẩn “khỏe” hơn “vũ khí” chống vi khuẩn?

Theo một nghiên cứu mới nhất, tỷ lệ kháng với kháng sinh mạnh nhất hiện nay carbapenem, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm lên đến 50%. Cũng trong hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 tại Hà Nội diễn ra mới đây GS Bình bày tỏ lo ngại về tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam khi số lượng vi khuẩn kháng thuốc và mức độ kháng ngày càng gia tăng. Đây không chỉ là vấn đề lo ngại của ngành Y tế mà còn là một trong những vấn đề thời sự đang được dư luận quan tâm, trong đó Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur luôn là ngôi trường cập nhật những tin tức mới nhất của ngành Y để điều hướng đến nhận thức của sinh viên trong việc nâng cao nhận thức xã hội. Đặc biệt tại các đơn vị chăm sóc tích cực đang đối diện với tình trạng kháng thuốc cao nhất khi đây là nơi tập trung đông bệnh nhân ở mức độ nặng đã qua rất nhiều tuyến điều trị, bị kháng thuốc khiến việc điều trị càng khó khăn.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết thêm hiện nay ở Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4 trong khi các quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1. Như vậy nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc kháng sinh. Cùng tìm hiểu về đề tài này, một sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay lịch sử sáng chế kháng sinh và quá trình phát triển kháng sinh không chạy kịp với tốc độ gia tăng của vi khuẩn kháng thuốc. Một minh chứng rõ nhất đó là kháng sinh đầu tiên được phát minh vào năm 1940 là penicillin nhưng chỉ 10 năm sau đã xuất hiện vi khuẩn kháng loại thuốc này.

Lý giải về tình trạng đa kháng sinh các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đa kháng là tình trạng không nhạy cảm với ít nhất một kháng sinh trong ít nhất là 3 nhóm kháng sinh nhưng khi mở rộng chỉ còn nhạy cảm với một hoặc hai nhóm kháng sinh và toàn kháng kháng là không nhạy cảm với tất cả các nhóm kháng sinh. Theo những bác sĩ này, khi không còn thuốc điều trị, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận cái chết và thực tế có rất nhiều bệnh nhân kháng thuốc khiến bác sĩ phải đổi kháng sinh đắt tiền dẫn đến chi phí điều trị tốn kém hơn.

Sự phát triển của vi khuẩn vượt quá sự kiểm soát

Tốc độc kháng sinh mới không kịp với vi khuẩn kháng thuốc

Khi bị kháng thuốc thì việc tìm ra loại kháng sinh mới cần nhiều thời gian và tốn kém. Được biết trong khoảng từ năm 1983 đến 1987, Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh và từ năm 2008 đến nay gần như không có kháng sinh mới nào được tìm ra. Trong khi các loại vi khuẩn kháng các loại kháng sinh cũ ngày càng tăng lên và sự xuất hiện của các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh khiến ngành Y tế thế giới lo ngại khi chúng có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.

Nguyên nhân kháng kháng sinh theo các bác sĩ do tình trạng người dân tự ý sử dụng kháng sinh và việc mua thuốc vô cùng dễ. Một khảo sát của Bộ Y tế cho thấy ở khu vực nông thôn tỉ lệ kháng thuốc cao lên đến 91% trong khi ở thành thị ở mức giảm hơn 88% kháng sinh được bán ra mà không cần kê đơn. Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không tùy tiện tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ và phải dùng đùng liều, đúng thời gian và không được bỏ dở liệu trình. Đồng thời kết hợp với các kỹ thuật viên vật lý trị liệu để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc điều trị.

Trước tình trạng kháng kháng sinh, trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 Bộ trưởng Bộ Y tế mới đây đã ra quyết định thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc. Nhóm này sẽ có nhiệm vụ tham gia phối hợp, báo cáo, đánh giá và giám sát về tình trạng kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn kịp thời sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh. Đây là một trong những hành động tích cực của Bộ Y tế đối với ngành Dược trong việc kiểm soát và hạn chế tình trạng đa kháng trước khi phát minh ra các loại kháng sinh mới.

Việc tìm ra “vũ khí” chống vi khuẩn còn phải trải qua quá trình dài nên trước khi tìm ra những “vũ khí” đó, mỗi người nên tự bảo vệ mình theo lời khuyên của các Dược sĩ chuyên ngành Dược trong việc không được tùy tiện và sử dụng thuốc kháng sinh, bởi một khi cơ thể bạn bị nhờ thuốc thì cái chết có thể đến với bạn bất cứ khi nào.

Bích Nhuần: Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version