Làm gì khi bệnh viêm khớp dạng thấp trở nặng trong mùa rét
Khi trời lạnh, độ ẩm tăng cao, các mạch máu sẽ giảm cung cấp máu trong đó có cơ quan ngoại biên là da, khớp, cơ gây ra những triệu chứng đau cơ vùng vai gáy, xương khớp, viêm khớp dạng thấp. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến bệnh của bạn càng nặng hơn. Lúc này, bạn cần phải tới gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp trong mùa lạnh.
- Những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc viêm khớp dạng thấp nhất?
- Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Bị viêm khớp dạng thấp nên có chế độ dinh dưỡng thế nào?
Viêm khớp dạng thấp tăng cường vào mùa lạnh
Viêm khớp dạng thấp là bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, trong độ tuổi trung niên, bệnh nhân thường có biểu hiện sưng đau nhiều ở các khớp. Vào mùa lạnh những dấu hiệu này càng trở nên nặng hơn, đặc biệt chúng có thể biểu hiện ở đau các khớp gối, cổ chân, khủy, ngón… Buổi sáng ngủ dậy, người bệnh thường có dấu hiệu đau các khớp, khó vận động, lúc này phải tích cực xoa bóp, cơn đau sẽ giảm từ 30 phút. Nếu bệnh tình không chữa trị kịp thời, sau một thời gian, bệnh viêm khớp dạng thấp biến chứng khiến cho bạn bị biến dạng các ngón tay ngón chân, bàn tay bị vẹo, cổ tay sưng, các cơ bị teo, điều này sẽ dẫn tới vận động bị giảm sút, nếu như bệnh tình trầm trọng có thể dẫn tới tàn phế.
Những chỗ đau như thắt lưng, vai gáy, các điểm bám của đầu xương, bệnh viêm khớp dạng thấp cũng thường gặp ở những nhân viên văn phòng, đánh máy… Thời tiết trở lạnh, khiến các cơ co lại tạo ra cảm giác rét, lúc này vai và cổ rụt lại, chính là do các cơ đã hạn chế trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Tư thế này kéo dài trong một thời gian sẽ làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ thế quá lâu, dẫn tới mệt mỏi và đau cơ. Lâu ngày sẽ khiến các động tác cúi, ưỡn, nghiêng bị cản trở, khó vận động, đau một bên hoặc hai bên bả vai. Nếu như bạn không tới các cơ sở khám bệnh chuyên khoa để chữa trị sớm, lâu ngày có thể dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ.
Thoái hóa khớp còn là bệnh lý hay gặp ở những người lớn tuổi, quá trình lão hóa của sụn khớp bị mất đi, tính đàn hồi của sụn không còn dẫn tới tổn thương sụn, gây đau đớn và hạn chế vận động của bạn. Khi trời trở lạnh, những gân cơ này bị co rút lại khiến dịch khớp đông nhanh hơn bình thường, khớp sẽ cứng hơn, đau hơn, khó cử động. Đặc biệt khi trời lạnh, mọi vận động sẽ bị hạn chế, do đó những thói quen tập luyện hàng ngày bị giảm cũng làm bệnh viêm khớp dạng thấp trở nên nặng hơn.
Cách phòng bệnh viêm khớp dạng thấp mùa lạnh
Để bệnh viêm khớp dạng thấp trong mùa lạnh không còn là nỗi ám ảnh của mình, bạn cần phải có những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe. Tăng cường các chất dinh dưỡng hợp lý, phải sinh hoạt tập vật lý trị liệu điều độ, đặc biệt chế độ uống thuốc đúng giờ.
Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp mỗi khi trở lạnh cần phải giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bàn tay, bàn chân, cần đội mũ, đeo găng, đi tất. Khi ra đường cần phải sử dụng khăn cổ, đeo khẩu trang, ngâm nước muối ấm hàng ngày hoặc chườm túi nóng… để làm ấm cơ thể. Sử dụng những loại thực phẩm ấm, như súp, cháo,… tránh những đồ ăn lạnh, nếu không sẽ khiến bệnh viêm khớp dạng thấp ngày càng nặng hơn.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn