Làm thêm ngoài giờ: Bác sĩ đang tự vắt kiệt sức mình mưu sinh

Quy luật mưu sinh trong cuộc sống trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay không phân biệt bất kỳ ngành nghề hay cá nhân nào. Thay vì “Lương y như từ mẫu” giờ đây vì mưu sinh, vì gánh nặng cơm áo gạo tiền, những thầy thuốc đang từng ngày từng giờ vắt kiệt sức mình để cải thiện thu nhập.Nghề Y không sướng như nhiều người vẫn nghĩ.

Làm thêm ngoài giờ: Bác sĩ đang tự vắt kiệt sức mình mưu sinh

Đừng mơ cứ khoác áo blouse trắng thì ai cũng kiếm được nhiều tiền

Trước khi bước vào ngưỡng cửa của kỳ thi THPT quốc gia hay trước các trường Đại học Y Dược, tôi chắc rằng không phải ít người hi vọng sau này sau khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng trên tay sẽ có được một công việc tốt, công tác tại một bệnh viện lớn, tuyến trên, thậm chí là trung ương và hằng tháng lĩnh một khoản tiền lương khủng. Xưa rồi cái kiểu làm công ăn lương, sáng đi tối về như trong những bộ phim về thời bao cấp, giờ đây, muốn hàng tháng không chịu cảnh chưa nhận lương đã hết tiền thì bất kỳ ai, kể cả những bác sĩ với học hàm, học vị cao nhất cũng vẫn phải năng nổ mà tìm thêm việc, tranh thủ mọi cơ hội và thời gian để kiếm tiền. Có như thế họ mới có nhà cao, cửa rộng, xe sang, đồ đẹp cho bản thân, gia đình để không hổ là bác sĩ mà vẫn nghèo.

Đừng mơ cứ khoác áo blouse trắng thì ai cũng kiếm được nhiều tiền

Không cần kể cái khổ, cái hi sinh của người theo học bác sĩ, hẳn báo đài hay những trang tâm sự chuyện nghề Y đã đăng tải quá nhiều. Học Y ít nhất bạn đánh đổi mất 6 năm tuổi trẻ. Với đàn ông có thể đây là lúc xây dựng sự nghiệp vững chắc, còn với những cô gái ngành Y gần như thời thanh xuân đẹp nhất đã dành trọn cho giảng đường và những đêm trực. Thời gian để thực sự khiến bạn trở thành một bác sĩ có thể đứng lên điều trị có thể là thêm 2, 3 thậm chí nhiều năm nữa mới đủ vững vàng để cứu chữa bệnh nhân. Điều thứ hai để giúp giấc mơ bác sĩ là bạn nhất định phải đầu tư một số tiền không nhỏ, nhất là khi hiện nay hàng loạt các trường đại học Y Dược phải tự chủ về tài chính, huy động từ tiền học phí của sinh viên để xây dựng trường và hệ thống phòng thực thành, tiền chồng chất lên nhau.

Bác sĩ làm thêm ngoài giờ, không phải muốn mà bị bắt buộc?

Nhiều người nghĩ rằng làm thêm giờ là vì bác sĩ muốn giàu thêm, nhiều tiền thêm thì họ đã nhầm. Bác sĩ chọn cách làm thêm giờ là sự lựa chọn bắt buộc vì không muốn bỏ bệnh viện công với mức lương không thể thấp hơn và lại gánh trên vai trách nhiệm lớn với gia đình nhỏ. Để có thể vừa cải thiện thu nhập, chăm lo cho cuộc sống vừa hoàn thành công việc bác sĩ, họ chấp nhận làm thêm ngoài giờ. Họ phải vắt kiệt sức lực và cắt giảm tối đa thời gian ở bên gia đình và những ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật để có thêm đồng ra đồng vào. Đổi lại họ mất đi quá nhiều thứ thiêng liêng. Vì thế đừng vì nhìn thấy bác sĩ tranh thủ làm thêm các phòng khám, bệnh viện tư mà nặng lời với họ, không phải muốn mà bị bắt buộc mà thôi.

Bác sĩ làm thêm ngoài giờ, không phải muốn mà bị bắt buộc?

Và còn đầy rẫy như hi sinh khó nói khác mà chỉ người trong cuộc mới hiểu. Để rồi giờ đây khi được đi làm, khi không còn đi học, bác sĩ với đồng lương ba cọ ba đồng ấy, liệu sẽ sống ra sao? Chưa kể, có người thực tập không lương còn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ khi đã đi làm. Buồn lắm chứ! Rồi làm nhiều năm mới được tăng một bậc lương, hệ số và thâm niên công tác như cùm kẹp tay chân của những thầy thuốc giỏi, họ dần dần chuyển từ bệnh viện công sang bệnh viện tư để cải thiện thu nhập. Lương cao hay thấp, bác sĩ giàu hay nghèo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự năng động là tiên quyết, nếu bạn thiếu điều này thì đừng mơ cứ khoác áo blouse trắng lên người là sẽ giàu. Những tâm sự nghề Y và câu chuyện nghèo của bác sĩ vẫn đăng tải trên trang Y tế Việt Nam và thu hút được sự chú ý của rất nhiều người.

Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version