Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm?

Mối nguy hại gây ngộ độc thực phẩm hiện diện xung quanh chúng ta, ngay cả trên chính cơ thể chúng ta. Dưới đây là năm chìa khóa để đảm bảo thực phẩm an toàn hơn.

 

Loại bỏ tối đa vi sinh vật trong thực phẩm

Rửa tay trước khi cầm nắm và sử dụng thực phẩm.

Xung quanh chúng ta có nhiều loài vi sinh vật nguy hiểm và chúng được tìm thấy trong đất, nước, động vật và người. Theo các bác sĩ, tay của chúng ta có thể mang những loại vi khuẩn này và truyền chúng sang thức ăn. Lưu ý rằng hãy rửa tay sau khi cầm nắm những thực phẩm sống, đặc biệt là thịt sống khi đi chợ, ngoài ra các động vật sống thường được bán ở chợ có thể lây truyền bệnh như cúm gia cầm. Vì vậy, hạn chế cầm nắm và tiếp xúc với chúng.

Để riêng thực phẩm sống và chín.

Đảm bảo thực phẩm chín không tiếp xúc với thực phẩm sống ở các quán ăn đường phố và tiệc đứng. Tránh bất kỳ thực phẩm chưa chín ngoài trái cây và rau củ đã được bỏ vỏ.

Các món ăn chứa trứng sống hoặc chưa được nấu chín như mayonnaise làm tại nhà, nước xốt và món tráng miệng có thể gây nguy hiểm. Thực phẩm sống có thể chứa nhiều vi sinh vật nguy hiểm, gây nhiễm thực phẩm chín do tiếp xúc trực tiếp; và thực phẩm chín, an toàn có thể bị nhiễm vi khuẩn lại.

Nấu chín thức ăn.

Các chuyên gia Y tế Việt Nam khuyên chúng ta nên đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ. Cụ thể, tránh để hải sản sống, thịt gia cầm vẫn còn đỏ hoặc nước nấu còn màu hồng vì các vi khuẩn có hại vẫn còn hoạt động. Vi sinh vật nguy hiểm bị tiêu diệt ở nhiệt độ thích hợp khi nấu ăn, đây là một trong những cách hiệu quả nhất để tạo ra thức ăn đảm bảo an toàn.

Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

Thực phẩm được nấu chín giữ ở nhiệt độ phòng trong vài giờ  có thể là nguy cơ lớn đối với các bệnh ngộ độc thực phẩm. Nên tránh ăn các loại thức ăn bán ở chợ, nhà hàng, quán ăn đường phố nếu thức ăn không được giữ nóng, không được giữ trong tủ lạnh, trên đ vì vi sinh vật phát triển, tăng sinh nhanh ở nhiệt độ phòng. Khi thức ăn được bảo quản trong tủ lạnh, trên đá (ở nhiệt độ dưới 5oC) hoặc giữ nóng (trên 60 oC) thì sự tăng trưởng của vi sinh vật giảm xuống hoặc ngưng phát triển.

Bữa ăn gia đình đảm bảo an toàn.

Lựa chọn nước và thực phẩm an toàn

Theo các thầy thuốc tư vấn, Kem, nước uống,đá, và sữa tươi có thể dễ bị nhiễm khuẩn hoặc các hóa chất gây độc nếu chúng làm từ những nguyên liệu bị nhiễm.

Gọt vỏ tất cả các loại trái cây, rau củ nếu ăn sống. Tránh sử dụng các loại rau củ, trái cây có vỏ bị hư vì các chất độc có thể tích tụ ở những thực phẩm bị hư hoặc bị mốc.  Rau xanh có thể chứa nhiều vi sinh vật nguy hiểm mà chúng ta khó loại bỏ chúng. Nếu thấy nghi ngờ về độ sạch của rau thì nên tránh sử dụng chúng.

Nước đóng chai là lựa chọn an toàn nhưng phải luôn kiểm tra dấu niêm phong để tránh hàng giả. Khi cảm thấy nghi ngờ nước không được sạch thì đem đun sôi để tiêu diệt vi khuẩn hiện diện trong nước. Nếu không thể đun sôi thì dùng hệ thống lọc nước hoặc dùng hóa chất khử trùng như viên idodine.

Lê Thị Kim Hòa – YteVietnam.edu.vn.

Exit mobile version